(SKGĐ) Một nghiên cứu mới, được công bố trong Nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm về chứng nghiện rượu cho thấy rằng những người bị thương khi say rượu có thời gian phục hồi lâu hơn những người bình thường.
Với những trường hợp bị thương do tai nạn xe hơi, vụ nổ sung hoặc hỏa hoạn khi đang trong tình trạng say rượu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
Nhiễm trùng vết mổ khiến thời gian nhập viện của bệnh nhân kéo dài gấp đôi và có tỷ lệ tái nhập viện cao. Không những thế, tỷ lệ tử vong cũng cao gấp đôi nếu bệnh nhân nhập viện trong tình trạng “say mềm”.
Các nhà nghiên cứu tại Bệnh truyền nhiễm và Viện Nghiên cứu Miễn dịch học và Đại học Hệ thống y tế Maywood, IL đã đưa ra giải thích cho lý do tại sao những người uống rượu có khả năng phục hồi bệnh lâu hơn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng say rượu làm giảm nồng độ của một loại tế bào bạch cầu - được gọi là đại thực bào. Chúng có nhiệm vụ làm sạch các vết thương bị nhiễm trùng.
Các đại thực bào đã bị giảm đi trong khi say rượu vì sự suy giảm của protein. Protein này - được gọi là đại thực bào viêm protein-1 alpha, hoặc MIP-1α
Cũng như MIP-1α, việc sản xuất một loại protein - được gọi là "recruits" - bị ức chế. Một loại pép tít kháng khuẩn - recruits được tìm thấy trong lớp biểu bì, nó tiêu diệt các tế bào làm nhiệm vụ chống nhiễm lại trùng.
Tiến sĩ Radek hy vọng rằng nghiên cứu của mình sẽ tác động tích cực tới quá trình chẩn đoán lâm sàng và điều trị đối với những bệnh nhân say rượu.
Vân Anh
Theo Medicalnewstoday