Nói đến bệnh gout chắc nhiều người cũng quen thuộc, thực chất bệnh gout là do nồng độ axit uric trong cơ thể người bệnh tăng cao. Khi bị gout tấn công các khớp sẽ sưng đỏ, nóng và đau nhức. Nồng độ axit uric tăng càng cao, các triệu chứng của bệnh gout càng rõ ràng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.
Vì vậy, nếu muốn giảm tần suất các cơn gout cấp, bạn phải bắt đầu bằng việc giảm axit uric. Để làm được điều này, cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần tham khảo những cách ăn sau.
Bởi vì hoạt động bình thường của cơ thể con người cần phải duy trì carbohydrate, mà lương thực chính là nguồn cung cấp carbohydrate chủ yếu. Tuy nhiên đối với những người có axit uric cao không nên tùy tiện ăn lương thực chính, nếu không sẽ khiến các triệu chứng của bệnh gút thêm trầm trọng.
![]() |
Bởi vì hoạt động bình thường của cơ thể con người cần phải duy trì carbohydrate, mà lương thực chính là nguồn cung cấp carbohydrate chủ yếu. |
Vì vậy, nên sử dụng gạo, lúa mì và các loại ngũ cốc mịn khác làm chính, và ngũ cốc thô làm phụ. Sở dĩ có sự kết hợp này là do ngũ cốc mịn đã qua chế biến chứa ít purine hơn, và lý do bổ sung ngũ cốc thô là chúng bổ dưỡng hơn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các loại thực phẩm như khoai lang, khoai môn, khoai mỡ làm lương thực chính, bởi vì những thực phẩm này hàm lượng purine không cao, lại giàu khoáng chất, carotene, chất xơ giúp cảm thấy no hơn.
Điều này nhằm khống chế các thức ăn khác ăn vào, đồng thời thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric.
1. Anh đào
Khi nói đến lý do tại sao người bị bệnh gout nên ăn nhiều quả anh đào, nguyên nhân chính là do loại quả này rất giàu vitamin và một lượng nhất định flavonoid, anthocyanin. Sự tồn tại của những chất này có tác dụng ức chế sự hình thành axit uric, từ đó làm giảm tinh thể urat.
2. Quả Kiwi
Đối với những người bị tăng axit uric máu, bổ sung nhiều vitamin C rất có lợi cho cơ thể. Đặc biệt là tác dụng chống viêm của vitamin C có lợi trong việc làm dịu cơn đau do bệnh goutt gây ra.
Kiwi là loại trái cây giàu vitamin C. Ngoài ra, nó là một loại trái cây có tính kiềm, có tác dụng trung hòa axit uric và giảm nồng độ axit uric sau khi ăn vào cơ thể.
1. Cần tây
Trong rất nhiều loại rau, cần tây không chứa chất purine, rất thích hợp cho người có axit uric cao. Không những vậy, cần tây còn giàu chất xơ và kali, không những thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, còn đẩy nhanh quá trình tiểu tiện. Nhờ đó axit uric cũng được đào thải ra ngoài.
![]() |
Trong rất nhiều loại rau, cần tây không chứa chất purine, rất thích hợp cho người có axit uric cao. |
2. Bông cải xanh
Trong loại rau này có rất nhiều ion kali, có tác dụng làm giảm sự lắng đọng của axit uric. Ngoài ra bông cải xanh còn có rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng.
Để tránh bệnh gout, ngoài việc ăn nhiều rau củ quả kể trên, người bệnh cũng nên ghi nhớ giảm ăn nội tạng động vật và hải sản.
Ngoài ra, chế độ ăn uống phải thanh đạm, nếu không sẽ dễ thúc đẩy axit uric lắng đọng, cuối cùng khi bị gout tấn công nên tránh ăn thực phẩm từ đậu nành, bởi vì hàm lượng purine trong đậu nành tương đối cao.
Ngoài việc làm tốt những điều này, người bị bệnh gout cũng nên uống nhiều nước vào các ngày trong tuần, đảm bảo lượng nước uống mỗi ngày là 2.000ml, như vậy mới đạt được hiệu quả đào thải axit uric dư thừa ra ngoài.
Xem thêm: Ưu nhược điểm của việc ăn rau muống thường xuyên và những ai không nên ăn