Cholesterol là một dạng chất béo có mặt trong tất cả các tế bào của chúng ta. Ngoài những vấn đề liên quan đến sức khỏe, những sự thật dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều trong việc tìm hiểu về bệnh tăng cholesterol (hay còn gọi là mỡ trong máu).
Cholesterol là một dạng chất béo có mặt trong tất cả các tế bào của chúng ta. Ngoài những vấn đề liên quan đến sức khỏe, những sự thật dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều trong việc tìm hiểu về bệnh tăng cholesterol (hay còn gọi là mỡ trong máu).
Cholesterol là một dạng chất béo có mặt trong tất cả các tế bào của chúng ta. Ngoài những vấn đề liên quan đến sức khỏe, những sự thật dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều trong việc tìm hiểu về bệnh tăng cholesterol (hay còn gọi là mỡ trong máu).
Cholesterol là một dạng chất béo có mặt trong tất cả các tế bào của chúng ta. Ngoài những vấn đề liên quan đến sức khỏe, những sự thật dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều trong việc tìm hiểu về bệnh tăng cholesterol (hay còn gọi là mỡ trong máu).
1. Trong cơ thể bạn có một “nhà máy xây dựng choleterol”
“Nhà máy” này không đâu xa lạ chính là lá gan của bạn. Cơ thể người cần cholesterol để duy trì các tế bào khỏe mạnh và gan có thể tự tạo ra cholesterol khi cần thiết, ngay cả khi bạn cắt giảm hoàn toàn lượng cholesterol từ bên ngoài vào.
Gan là “nhà sản xuất” chính tạo ra cholesterol cho cơ thể |
2. Cholesterol không xấu như bạn tưởng
Về cơ bản, cholesterol không gây hại cho cơ thể, mà còn là một phần cần thiết của màng tế bào, được dùng để sản xuất một số kích thích tố, tạo ra vitamin D trên da bằng tia nắng cũng như tạo ra axit mật để tiêu hóa chất béo.
Vấn đề là khi bạn bắt đầu tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa và cơ thể tạo ra quá nhiều cholesterol LDL, có thể dẫn đến việc hình thành các mảng bám (và cuối cùng gây tắc nghẽn) trong động mạch. Theo Tiến sĩ chuyên khoa tim mạch Gerald Berenson trường ĐH Y khoa Tulane tại New Orleans (Mỹ), nếu không được xử lý đúng cách điều này sẽ gây hại cho sức khỏe.
3. Cholesterol trong thức ăn khác với cholesterol có trong máu
Cholesterol đến từ 2 nguồn: một do gan và các tế bào tạo ra (chiếm khoảng 75%), hai do thức ăn cung cấp (chiếm 25%).
Để hạn chế việc tổng hợp cholesterol ngoại sinh, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều chất béo |
Để hạn chế việc tổng hợp cholesterol ngoại sinh, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều chất béo. Tuy nhiên, không nên kiêng cữ hoặc cắt luôn nguồn thực phẩm này bởi cơ thể sẽ dễ tiết ra các chất béo có hại để bù đắp vào quá trình hoạt động của cơ thể.
4. Cholesterol làm tăng hưng phấn khoái cảm
Điều này không có gì lạ, và bạn nên thầm cảm ơn cholesterol vì chính nó đã giúp tạo ra các hormone giới tính testosterol, estrogen và progesterone. Những hormone khi được “sản xuất” đều đặn và luôn giữ ở mức cân bằng sẽ giúp bạn dễ dàng cảm thấy thăng hoa khi nhập cuộc “yêu”.
5. Sữa công thức của trẻ nhỏ có bổ sung cholesterol
Để bắt chước giống sữa mẹ càng nhiều càng tốt, sữa bột dành cho trẻ nhỏ bao gồm các loại vitamin, chất khoáng và không thể thiếu chất béo, một số loại còn bổ sung cholesterol.
6. Trẻ em cũng bị tăng cholesterol
Nếu bạn nghĩ rằng, tăng cholesterol chỉ là vấn đề ở những người tuổi trung niên, bạn đã lầm. Bởi vì ngay cả cholesterol của trẻ em cũng có thể vượt ngưỡng không lành mạnh.
Trẻ em cũng có nguy cơ tăng cholesterol |
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Y khoa Mỹ, cần sàng lọc lượng cholesterol khi 9 tuổi cho tất cả trẻ. Điều khó tin là những người có các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch sẽ bộc phát ngay từ thời thơ ấu, ít nhất 40 năm trước khi họ có một cơn đau tim thật sự. Nghiên cứu này ghi nhận từ việc theo dõi sự phát triển những yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch từ những năm tiểu học cho đến giữa tuổi trưởng thành.
7. Cholesterol cao có thể do yếu tố di truyền
Nếu các thành viên trong gia đình có mức cholesterol cao, nhiều khả năng bạn cũng thế. Điều này không có nghĩa là số phận của bạn được niêm phong, nhưng bạn vẫn phải chú ý nhiều hơn so với người bình thường, đến bác sĩ kiểm tra hàng năm và tập trung vào một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh.
Chính vì cholesterol cao có thể do yếu tố di truyền nên đây cũng là một trong số những nguyên nhân lý giải vì sao người gầy vẫn bị cholesterol cao hay các bệnh liên quan đến mỡ máu.
Vi Nguyễn
Theo Tạp chí Sống Khỏe