Hầu hết năng lượng cần thiết cho hoạt động của các tế bào mô khác nhau trong cơ thể đến từ glucose, vì vậy lượng đường trong máu phải được duy trì ở một mức nhất định để duy trì nhu cầu của các cơ quan và mô khác nhau trong cơ thể.
Khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao hơn mức bình thường, đó là chứng tăng đường huyết. Nếu đường huyết duy trì ở mức cao trong thời gian dài sẽ dễ mắc bệnh tiểu đường.
Vì vậy, làm thế nào để bạn biết nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao? Người bị đường huyết cao thường có 3 triệu chứng này sau bữa ăn, hãy chú ý.
Nhiều người sẽ cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn và cần nghỉ ngơi một lúc. Ngủ trưa đúng cách rất có lợi cho sức khỏe. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, đối với những người có lượng đường trong máu cao, nếu sau bữa ăn mà cảm thấy buồn ngủ kéo dài, dường như luôn cảm thấy ngủ không đủ giấc, ăn xong toàn thân mệt mỏi thì rất có thể là lượng đường trong máu của họ đã rất cao rồi.
Nếu sau bữa ăn mà cảm thấy buồn ngủ kéo dài, dường như luôn cảm thấy ngủ không đủ giấc, ăn xong toàn thân mệt mỏi thì rất có thể là lượng đường trong máu của họ đã rất cao rồi. |
Dữ liệu liên quan cho thấy nhiều người có lượng đường trong máu cao đói rất nhanh. Hiện tượng vừa ăn xong đã thấy đói cồn cào là do đường đã ở trong máu và không thể chuyển hóa thành năng lượng dưới tác dụng của insulin. Khi không có năng lượng, việc cảm thấy đói là điều tự nhiên, đó là lý do tại sao người bệnh tiểu đường luôn cảm thấy mệt mỏi.
Nếu bạn thường cảm thấy vô cùng khát nước và muốn uống nước sau khi ăn, thì rất có thể lượng đường trong máu của bạn quá cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 70% cơ thể con người là nước.
Khi lượng đường trong máu tăng lên, cơ thể sẽ thiếu nước và lượng nước dư thừa trong cơ thể sẽ được chuyển hóa dẫn đến trạng thái khát nước.
Nếu bạn thường cảm thấy vô cùng khát nước và muốn uống nước sau khi ăn, thì rất có thể lượng đường trong máu của bạn quá cao. |
Nhiều yếu tố trong cuộc sống gây ra lượng đường trong máu cao lâu dài, trong đó thói quen ăn uống là một trong những yếu tố chính. Bạn nên chú ý tránh những thực phẩm giàu cholesterol, nhiều chất béo và nhiều đường. Thiếu tập thể dục trong thời gian dài cũng là một yếu tố dẫn đến đường huyết tăng cao.
Điều đáng chú ý là lượng đường trong máu cao trong thời gian dài cũng gây ra các tổn thương ở các mô và cơ quan khác nhau trong cơ thể, dẫn đến các biến chứng cấp tính và mãn tính. Như suy tụy, mất nước, mất cân bằng điện giải, thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng, suy giảm chức năng thận, bệnh lý thần kinh, tổn thương đáy mắt…
Do đó, dù là nguyên nhân nào dẫn đến đường huyết cao, chúng ta cũng cần lưu ý, chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống của mình, sống một lối sống lành mạnh để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.
Chỉ cần đảm bảo tổng lượng carbohydrate ăn vào nằm trong một phạm vi nhất định, kết hợp với vận động thể chất phù hợp, bạn có thể ổn định lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe.
Xem thêm: 4 hiểm họa từ thói quen ngoáy mũi có khả năng đe dọa tính mạng