Cơ thể có rất nhiều thay đổi sau 10 năm mà bạn không thể nhìn ra được vì nó ở bên trong như thay đổi lượng collagen, xương khớp hoặc tim mạch. Xem ngay để biết được sự thay đổi nhất định ở mỗi độ tuổi.
Theo trang Bright Side, dưới đây là nghiên cứu về cơ thể con người sẽ lão hóa như thế nào sau 10 năm và làm cách nào để làm chậm quá trình lão hóa:
1. Từ 20 đến 30 tuổi
Đây là khoảng thời gian mà hầu hết mọi người cảm thấy cơ thể tràn đầy năng lượng, khỏe mạnh và hiếm khi nghĩ về lão hóa.
Nhưng ngay cả ở độ tuổi này, những thay đổi nhỏ vẫn đang xảy ra mà bạn không hay biết. Nếu bạn không để ý ngay từ độ tuổi bước sang 25, thì khi ở tuổi 30 bạn sẽ bất ngờ bởi những thay đổi sau:
Sự thật là xương ngừng phát triển, chiều cao sẽ không có gì thay đổi ở độ tuổi này.
Việc sản xuất collagen giảm hẳn so với khi còn 20 tuổi; có thể bạn sẽ mọc răng khôn (mỗi người mọc răng khôn sớm, muộn khác nhau)
Lời khuyên:
- Ngay cả khi bạn không hề tăng cân so với khi bạn còn 20 tuổi thì đừng chủ quan về việc ăn uống, hãy bắt đầu quan tâm đến dinh dưỡng. Bởi vì ở tuổi 30, cơ thể sẽ thay đổi rất nhanh nếu bạn ăn uống vô tội vạ, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, không đúng bữa, ăn nhiều đồ ngọt hoặc uống rượu, bia.
- Làn da ở độ tuổi 30 cũng sẽ lão hóa nhanh gấp nhiều lần nếu bạn không bảo vệ khi đi dưới nắng, không dưỡng da mỗi đêm. Hãy ăn những thực phẩm có chứa nhiều collagen để làn da có độ đàn hồi, luôn căng mịn. Đừng quên loại bỏ lớp make-up trước khi đi ngủ, nếu không da sẽ trở nên tồi tệ chỉ sau 2 ngày.
2. Từ 30 đến 40 tuổi
Khi một số người 30 tuổi, họ vẫn trông như 25 tuổi và đây là một điều tốt. Tuy nhiên, sự thay đổi bên trong cơ thể chỉ trở nên nhanh hơn và nếu bạn không làm gì, những thay đổi này có thể trở nên khá rõ ràng. Những thay đổi ở độ tuổi này có thể bao gồm:
- Cơ bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, không săn chắc.
- Giảm lượng mô cơ, vì cơ thể có tích tụ chất béo
- Giảm lượng collagen và elastin khiến da nhanh sạm, có nhiều nếp nhăn.
Lời khuyên:
- Nếu bạn luôn giữ được vóc dáng mà không phải ăn kiêng kham khổ, nhịn ăn nhiều thứ thì việc tập luyện thể dục là cách duy nhất. Nếu bạn không tập thể dục, cơ bắp sẽ trở nên lỏng lẻo vì mỡ bắt đầu tấn công.
- Đừng quên bảo vệ da khỏi ánh nắng, tia UV sẽ khiến da sạm nhanh hơn bạn nghĩ. Hãy học cách chăm sóc da mặt ngay từ khi bước vào độ tuổi 30.
3. Từ 40 đến 50 tuổi
Một số nhà khoa học cho rằng cơ thể con người đạt đến sự phát triển đỉnh cao ở tuổi 38 và sau đó sự lão hóa thực sự bắt đầu. Những thay đổi xảy ra nhanh hơn, bao gồm:
- Giảm số lượng tế bào thần kinh
- Chất béo tích tụ trong cơ thể nhiều hơn bình thường
- Xương khớp gặp nhiều vấn đề
- Lượng estrogen xuống thấp và huyết áp tăng cao hơn ở phụ nữ.
Lời khuyên:
- Ở tuổi này, việc vận động, tập thể dục hàng ngày là rất quan trọng. Nó sẽ giúp hỗ trợ chức năng tim hoạt động bình thường và làm chậm quá trình giảm mô cơ.
- Nếu bạn không quen chơi thể thao, hãy bắt đầu từ những việc đơn giản như đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng.
- Ngoài ra, bạn nên bắt đầu theo dõi huyết áp vì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng tăng đáng kể ở độ tuổi này.
4. Từ 50 đến 60 tuổi
Ở tuổi 60, ngoại hình của bạn sẽ thay đổi rất nhiều, lúc này yếu tố về gen không phải là tất cả, nó còn phụ thuộc vào lối sống của bạn trước đó như ăn uống, thể dục, giấc ngủ.
Hầu hết mọi người trải qua những thay đổi tương tự trong giai đoạn này nếu không có một thói quen sống lành mạnh:
- Tế bào não và các tế bào khác trong cơ thể yếu hơn hẳn.
- Nguy cơ mắc bệnh dạ dày cao vọt.
- Trí nhớ suy giảm nghiêm trọng.
Lời khuyên:
Ở độ tuổi này, hầu hết các thay đổi được kết nối với chức năng não và đây là điều bạn nên chú ý nhất.
Hãy khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống hàng ngày, trải nghiệm những điều mới, đọc sách và cố gắng thực hiện những điều bạn hằng mong muốn để bộ não được kích thích hoạt động, tăng cường trí não.
Ở độ tuổi này, nhiều người nhận thấy rằng thật khó để tập trung và ghi nhớ mọi thứ. Đây là lý do tại sao bạn cần bổ sung nhiều hơn những loại thực phẩm và uống thuốc cải thiện chức năng não.
5. Từ 60 đến 70 tuổi
Hầu hết mọi người trải qua những thay đổi về thể chất hoàn toàn rõ ràng ở độ tuổi này. Tuy nhiên, cũng có những thay đổi sâu trong cơ thể mà ít người biết đến như:
- Các thụ thể thần kinh và vị giác hoạt động rất kém: mọi người cảm thấy khó khăn hơn khi nếm, ngửi và thậm chí cảm nhận được nhiệt độ
- Giọng nói thay đổi, không còn rõ ràng.
- Chức năng tim giảm, xương khớp yếu khiến bạn trở nên chậm chạp
Lời khuyên:
- Ở độ tuổi này, để có thể sống khỏe, sống thọ bạn cần theo dõi chức năng tim, có chế độ ăn uống nghiêm ngặt và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
- Tập thể dục hàng ngày, nên tập những bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ mỗi ngày.
6. Từ 70 tuổi trở lên
Những người trên 70 tuổi được coi là người cao tuổi. Mặc dù một số người trông bên ngoài nhìn trẻ hơn so với tuổi lại có quá trình lão hóa bên trong cơ thể nhanh hơn.
Những thay đổi ở giai đoạn này bao gồm:
- Cơ bắp lỏng lẽo khiến bạn dễ mệt mỏi khi làm bất cứ điều gì.
- Giảm khối lượng chất béo trong cơ thể
- Giảm tốc độ tái tạo (tất cả các tổn thương trên da mất rất nhiều thời gian để chữa lành)
Suy giảm trí nhớ ngắn hạn (mọi người dễ dàng nhớ những điều đã xảy ra từ lâu, nhưng có một thời gian khó khăn nhớ những gì đã xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước), nhiều người phải đối mặt với chứng bệnh Alzheimer.
Lời khuyên:
Ở độ tuổi này, mọi người cần phải chú ý rất nhiều để giữ sức khỏe ổn định (có thể nhờ đến bác sĩ, nên đi khám thường xuyên để được bảo đảm chữa trị bệnh kịp thời)
Lão hóa là thứ chúng ta không thể chống lại, nhưng ít nhất có thể làm nó chậm lại. Đừng bi quan, vì nhiều người cao tuổi hiện đại với lối sống lành mạnh là những người có thể chạy marathon ở tuổi 70 hoặc trải nghiệm những điều mới mẻ ở tuổi 80.
Tất cả những gì chúng ta có thể làm là chăm sóc cơ thể để làm chậm quá trình lão hóa, có một sức khỏe ổn định và luôn trẻ trung từ làn da đến trí não.
Nếu bạn đang ở độ tuổi 25, hãy chú ý đến cơ thể ngay từ bây giờ!
Thu Hương
Theo Tạp chí Sống khỏe