Hợp tác quảng cáo

Cơ thể cần các kim loại nặng để hoạt động khỏe mạnh nhưng có nhiều loại nguy hiểm, những thực phẩm này sẽ giúp giải độc kim loại nặng hiệu quả

6:00 PM | 16/03/2021 -
Khỏe +

Cơ thể chúng ta cần các kim loại nặng như sắt và kẽm để hoạt động khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số kim loại nặng khác như chì, thủy ngân và cadmium rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Tình trạng ngộ độc kim loại nặng thường xảy ra sau khi tiếp xúc nhiều hoặc thường xuyên trong một thời gian dài. Điều này về lâu dài có thể gây ra các triệu chứng thường gặp trong các bệnh thoái hóa như Parkinson’s và Alzheimer’s, và thậm chí có thể gây ung thư.

Quá trình giải độc kim loại nặng sẽ giúp loại bỏ những độc tố đó. Dưới đây là những điều bạn cần biết về phương pháp giải độc kim loại nặng ra khỏi cơ thể và những thực phẩm có lợi trong quá trình này.

Quá trình thải độc kim loại nặng ra khỏi cơ thể

Thải độc kim loại nặng hay còn được gọi là “liệu ​​pháp thải sắt”. Một số chất được tìm thấy trong thực phẩm có khả năng liên kết với kim loại nặng và vận chuyển chúng ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh các loại thuốc được dùng để điều trị ngộ độc kim loại nặng, có một số loại thực phẩm như tỏi và các loại rau họ cải cũng giúp thải độc kim loại nặng.

Co the can cac kim loai nang de hoat dong khoe manh nhung co nhieu loai nguy hiem, nhung thuc pham nay se giup giai doc kim loai nang hieu qua

Một số kim loại nặng có hại cho cơ thể, cần phải thải độc.

Độc tính của kim loại nặng ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan, chẳng hạn như não, gan và phổi. Mức độ kim loại nặng trong cơ thể cao cũng làm giảm mức năng lượng và ảnh hưởng đến thành phần máu.

Các kim loại nặng độc hại bao gồm chì, thủy ngân, asen, cadmium, niken và crom. Những chất độc này có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn và môi trường, chẳng hạn như chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu, nước thải, thuốc lá...

Thực phẩm và chất bổ sung để giải độc kim loại nặng

Một số loại thực phẩm và chất bổ sung giúp loại bỏ kim loại nặng khỏi cơ thể:

Chất xơ: Các nghiên cứu cho thấy chất xơ giúp làm giảm lượng thủy ngân trong não và máu. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám.

Tảo lục chlorella: Đây là một loại tảo mọc ở nước ngọt và được nhiều người biết đến với tác dụng giải độc. Các nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy chlorella giúp tăng cường giải độc thủy ngân.

Thực phẩm có lưu huỳnh: Các chuyên gia cho biết kim loại nặng có xu hướng liên kết với các hợp chất lưu huỳnh. Thực phẩm giàu lưu huỳnh bao gồm tỏi, bông cải xanh, trứng và các loại hạt.

Rau mùi ta – Mùi ta có tác dụng làm giảm sự hấp thụ chì trong xương.

Glutathione: Glutathione là một chất chống oxy hóa được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể. Khi được tiêm tĩnh mạch, nó có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương oxy hóa do kim loại nặng gây ra.

Co the can cac kim loai nang de hoat dong khoe manh nhung co nhieu loai nguy hiem, nhung thuc pham nay se giup giai doc kim loai nang hieu qua

Bên cạnh các loại thuốc được dùng để điều trị ngộ độc kim loại nặng, có một số loại thực phẩm như tỏi và các loại rau họ cải cũng giúp thải độc kim loại nặng.

Pectin citrus biến tính: Đây là một dạng chất xơ được thay đổi để cơ thể hấp thụ tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy pectin citrus biến tính giúp làm giảm gần 75% độc tính kim loại nặng ở người.

Axit alpha-lipoic: Hợp chất này là một chất chống oxy hóa tự nhiên có khả năng đổi mới các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể và đào thải các kim loại nặng.

Selen: Selen là một khoáng chất thiết yếu có đặc tính chống oxy hóa và giải độc mạnh. Uống bổ sung selen hữu cơ được tìm thấy có tác dụng tăng khả năng giải độc thủy ngân.

Những kim loại nặng nguy hiểm nên loại bỏ khỏi cơ thể để đảm bảo sức khỏe tổng thể. Vì thế, nên bổ sung các loại thực phẩm như trên vào chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo cơ thể được thải độc.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp