Hợp tác quảng cáo

Dịch Covid-19 đang lan nhanh tại Hà Nội, liệu có trường hợp 'siêu lây nhiễm'?

10:00 AM | 03/02/2021 -
Khỏe +

Tính từ ngày 27/1, sau khi phát hiện 2 ổ dịch tại Hải Dương và Quảng Ninh, hiện Hà Nội đã ghi nhận 21 ca dương tính Covid-19. Điều đáng nói là các ca dương tính xuất hiện rất nhanh, từ khi tiếp xúc đến khi phát bệnh diễn ra rất nhanh.

Mặc dù hầu hết các ca dương tính với Covid-19 tại Hà Nội những ngày qua đều liên quan đến ổ dịch ở Hải Dương, tuy nhiên, tình hình lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng diễn ra nhanh hơn.

Theo ông Hoàng Đức Hạnh (Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội), các ca dương tính tại Hà Nội xuất hiện rất nhanh. Điều đặc biệt là ghi nhận nhiều trường hợp từ F1 trở thành F0,F2 cũng trở thành F0.

Đáng chú ý, trong số các trường hợp nhiễm Covid-19 tại Thủ đô những ngày qua, BN1694 (Nam, 40 tuổi, là công nhân nhà máy Z153, Cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng, ở thị trấn Đông Anh) có tiền sử dịch tễ phức tạp, lây nhiễm cho nhiều người(8 trường hợp). 4 người khác là F1 của các trường hợp này cũng vừa được xác định dương tính với Covid-19.

Dich Covid-19 dang lan nhanh tai Ha Noi, lieu co truong hop 'sieu lay nhiem'?

Dịch Covid-19 đang lan nhanh tại Hà Nội, nhiều trường hợp F1, F2 đã trở thành F0 chỉ sau thời gian  tiếp xúc rất ngắn.

Ca lây nhiễm này thực sự khiến nhiều người lo ngại vì tốc độ lây lan của virus quá nhanh. Nhiều người băn khoăn liệu đây có phải là trường hợp "siêu lây nhiễm" hay không khi mà nhiều trường hợp F1, F2 trở thành F0 chỉ sau thời gian ngắn tiếp xúc?

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, không có gì khó hiểu khi một người tiếp xúc gần với 5-10 người và lây bệnh. Trường hợp ca bệnh 1694 dù lây cho nhiều trường hợp F1, F2 nhưng chưa thể nói là "siêu lây nhiễm". Hơn nữa, các trường hợp lây nhiễm chéo đều là những người sống cùng nhà, môi trường sinh hoạt gia đình có tiếp xúc gần, không đeo khẩu trang... nên việc lây nhiễm không có gì khó hiểu.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), BN1694 nhiễm chủng virus tại Anh, vốn là chủng biến thể nên tốc độ lây lan nhanh hơn.

Được biết, biến thể Covid-19 mới này làm tăng khả năng lây lan đến 70%, thời gian ủ bệnh của biến thể mới này cũng ngắn hơn, khởi phát sớm hơn, bám dính bề mặt lớn hơn... nhưng chưa có dấu hiệu về việc biến thể mới tồn tại lâu hơn, gây triệu chứng nặng hơn.

Hiện tại miền Bắc đang chuyển sang mùa xuân, không khí ẩm ướt hơn. Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển và Virus SARS-CoV-2 cũng không ngoại lệ. Nếu trong môi trường kín, một người nhiễm Covid-19 có tiếp xúc gần thì khả năng lây nhiễm tới cả trăm chứ không dừng lại ở một vài người.

Dich Covid-19 dang lan nhanh tai Ha Noi, lieu co truong hop 'sieu lay nhiem'?

Hà Nội đang đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Biến chủng Covid-19 mới có khả năng bám dính vào niêm mạc mũi, miệng tốt hơn. Chỉ với một tải lượng virus nhỏ bám dính, sau 2-3 ngày sẽ phát bệnh và lây nhiễm cho người khác. Khả năng bám dính tốt hơn nên việc lây nhiễm cũng nhanh hơn. Đây cũng là một trong những lý giải tại sao một người mắc mà nhiều trường hợp tiếp xúc gần sau đó như F1, F2 đều nhanh chóng thành F0.

Để ngăn chăn Covid-19 lây lan, Hà Nội đang đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, trong đó 3 yếu tố quan trọng cần triển khai nhất là truy vết, cách ly và xét nghiệm.

Hiện Hà Nội đang cố gắng truy vết thật nhanh, các trường hợp F1 ngay lập tức được đưa vào khu cách ly của quân đội. F2 được hướng dẫn cách ly tại nhà.

Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta hoang mang. Trong tình hình hiện nay, mỗi người dân cần bình tĩnh và nêu cao ý thức phòng dịch, tuân thủ quy tắc 5K "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế", để hạn chế sự lây lan cua dịch bệnh Covid-19.

 Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp