Bạn liên tục bị nhiệt miệng tấn công, các cơn đau tê tái làm bạn phát khiếp, tất cả những vấn đề đó giờ không còn là nỗi lo đối với bạn, chỉ cần áp dụng những cách sau, nhiệt miệng sẽ tránh xa bạn nhanh chóng.
Nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng nó khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc, học tập. Hãy cùng tìm hiểu.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer).
Một vết nhiệt miệng nói chung thường hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh. Miệng của bạn có thể bị ngứa hoặc rát một chút trước khi vết loét hình thành trong miệng.
![]() |
Nhiệt miệng khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc, học tập |
Không giống như mụn nước hay lở miệng (gây ra từ virus herpes), nhiệt miệng không bao giờ nằm bên ngoài miệng, và chúng hoàn toàn không lây lan. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau nhức, và sẽ càng đau khi ăn hoặc nói.
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng, có thể là do:
- Vô tình cắn vào miệng.
- Ăn quá nhiều thức ăn không lành mạnh như quá chua, quá cay hoặc chứa nhiều gluten
- Do các hoạt động vệ sinh răng miệng gây tổn thương như đánh răng quá mạnh, bàn chải hoặc nước súc miệng chứa sodium lauryl sunfate.
![]() |
Sự vô ý trong sinh hoạt hàng ngày như đánh răng quá mạnh có thể gây tổn thương khoang miệng dẫn đến nhiệt miệng |
- Căng thẳng, thay đổi hoóc môn (nội tiết tố).
- Do vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng Helicobacter pylori.
- Thiếu vitamin B, kẽm, axit folic hoặc sắt.
- Ngoài ra, nhiệt miệng cũng xảy ra khi bạn mắc phải một số bệnh, như: HIV, bệnh Celiac, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc một số vấn đề về viêm ruột.
Cách trị nhiệt miệng hiệu quả
Phần lớn các vết loét nhiệt rất nhỏ, sẽ tự biến mất sau 1 hoặc 2 tuần và không để lại sẹo. Nhưng ngay cả khi chúng còn nhỏ, thì 7 đến 14 ngày đau nhức khó chịu trong miệng là điều không ai mong muốn. Sau đây là những gợi ý bạn có thể áp dụng để trị nhiệt miệng hiệu quả.
Nước muối loãng: Hãy dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.
![]() |
Nước muối có tính sát khuẩn cao rất có lợi cho người nhiệt miệng vì chúng sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn |
Nước khế chua: Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. Áp dụng nhiều lần trong ngày mỗi khi rảnh rỗi sẽ mang lại hiệu quả cao.
Nước ép cà chua sống: Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ ngày công hiệu sẽ rất nhanh.
Chè (trà đen): Lần tới, khi bạn uống chè, hãy giữ lại túi chè lọc nếu bị nhiệt miệng, vì rất đơn giản, chỉ cần đắp túi chè ướt vào vết loét, nó sẽ làm giảm đau và viêm. Chất tannin trong chè sẽ giải quyết vấn đề nhiệt miệng một cách hiệu quả.
Giấm táo: Pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hằng ngày để nhanh chóng làm biến mất các vết loét miệng. Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn. Giấm táo chủ yếu có vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.
Phòng tránh nhiệt miệng bằng cách nào?
Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.
Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…
Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.
Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Để nhiệt miệng không còn là nổi ám ảnh bạn, hãy ghi nhớ những phương pháp mà bài viết chia sẻ. Chúc bạn khỏe mạnh!
Thiện Thanh
Theo Tạp chí Sống Khỏe