Cháy máy sấy quần áo là điều mà hầu như không ai từng nghĩ đến. Bạn không đọc về chúng trên mạng xã hội, nó không xuất hiện trong cuộc trò chuyện và không bao giờ có một câu chuyện thời sự nào bắt đầu bằng tiêu đề về vụ cháy máy sấy quần áo.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội phòng cháy chữa cháy quốc gia Hoa Kỳ, máy sấy quần áo gây ra khoảng 13.000 vụ cháy nhà mỗi năm. Đây là số sự cố nhận được phản hồi từ lính cứu hỏa và không bao gồm các vụ cháy không được báo cáo.
1. Không vệ sinh máy sấy thường xuyên
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cháy máy sấy là do không vệ sinh kỹ lưỡng. Bởi vì bẫy xơ vải không phải là một phương pháp hoàn hảo để bắt tất cả những thứ xơ vải từ quần áo, xơ vải có thể tích tụ dần dần và bắt lửa trong bộ phận làm nóng hoặc ống xả.
Hầu hết các vụ cháy máy sấy quần áo là do tích tụ xơ vải, mặc dù không phải lúc nào xơ vải cũng bắt lửa. Cháy máy sấy cũng được gây ra bởi sự tắc nghẽn của hệ thống thông gió khí thải của máy sấy. Điều này dẫn đến nhiệt bị giữ lại gần hoặc bên trong.
![]() |
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cháy máy sấy là do không vệ sinh kỹ lưỡng. |
2. Bộ phận điều khiển bị hỏng
Lỗi cơ và điện chiếm một phần đáng kể trong các vụ cháy máy sấy. Điều này bao gồm đoản mạch trong bộ phận làm nóng bị hỏng, vòng bi quá nóng không còn quay tự do và hệ thống dây điện cũ. Các thiết bị cũ hơn có nguy cơ đặc biệt cao vì các bộ phận của chúng bị hao mòn.
3. Sử dụng máy sấy vào mục đích khác
Sử dụng không đúng cách là một vấn đề phổ biến khác, có nghĩa là sử dụng máy sấy ngoài hướng dẫn khuyến nghị của nhà sản xuất. Điều này bao gồm làm khô các vật dụng làm bằng vật liệu không an toàn, chẳng hạn như thảm có lớp lót bằng cao su hoặc các sản phẩm bằng nhựa và nhựa vinyl.
Những mặt hàng này thường sẽ có nhãn cảnh báo khuyến cáo không nên cho vào máy sấy. Việc sử dụng không đúng cách cũng bao gồm việc nhồi quá nhiều vào máy sấy, điều này ngăn cản quá trình thông gió thoát khí chính xác và gây áp lực lớn hơn cho động cơ quay lồng.
4. Bỏ quên bật lửa trong túi quần áo khi cho vào máy sấy
Nhiều nam giới có thói quen hút thuốc lá và để bật lửa trong túi áo hoặc túi quần. Nếu chẳng may để quên bật lửa và cho vào máy sấy, dưới tác dụng của nhiệt sẽ có nguy cơ hỏa hoạn rất cao.
1. Làm sạch bộ lọc xơ vải sau mỗi lần sấy
Không phải mỗi tháng một lần, không phải mỗi tuần một lần. Tùy thuộc vào loại vải được sấy khô, bộ lọc xơ vải có thể bị tắc hoàn toàn chỉ sau một lần sấy. Khăn tắm và quần áo lông xù có khả năng làm rơi nhiều xơ vải nhất.
2. Làm sạch hệ thống ống xả ít nhất mỗi năm một lần
Bộ lọc xơ vải không hiệu quả 100% trong việc bắt mọi hạt và xơ vải lọt qua được có thể tích tụ bên trong ống xả. Nếu không, ống thoát có thể bị chặn một phần.
3. Cẩn thận khi sử dụng dung môi hóa học để làm sạch vải
Nhiều sản phẩm tẩy rửa dễ cháy và vải cần được giặt trước khi cho vào máy sấy. Các loại vải có khí, dầu hoặc bất kỳ hóa chất dễ bay hơi nào khác cần phải trải qua hai chu kỳ giặt trước khi sấy khô.
4. Kiểm tra túi quần áo thật kĩ trước khi cho vào máy sấy
Bạn hãy kiểm tra thật cẩn thận xem có gì còn sót lại túi quần áo hay không.
![]() |
Bạn hãy kiểm tra thật cẩn thận xem có gì còn sót lại túi quần áo hay không. |
5. Bảo trì bộ phận điện tử thường xuyên
Một số loại hỏng hóc của thiết bị là không thể tránh khỏi. Nhưng hãy nhận biết các dấu hiệu cảnh báo. Máy sấy phát ra tiếng ồn bất thường không? Các nút điều khiển vẫn cảm thấy ổn định hay chúng trở nên lung lay?
Kiểm tra định kỳ có thể giúp phát hiện các vấn đề về điện và cơ khí trước khi chúng trở nên nguy hiểm.
Xem thêm: Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần người khác và đây là 5 sự thật cần biết