Hơi thở có mùi thường xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém, tuy nhiên đó còn là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Nhiều người thường có suy nghĩ hơi thở có mùi chỉ là do vệ sinh răng miệng kém, hoặc có thể là triệu chứng của một điều vô hại. Thế nhưng, hơi thở có mùi cũng có thể là một dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà bạn không hề lường trước như: viêm amidan, tiểu đường, viêm loét dạ dày...
![]() |
Viêm amidan
Viêm amidan là một nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi. Bởi vì, miệng sản sinh ra nhiều vi khuẩn hơn mức bình thường khiến miệng trở nên nặng mùi.
Nếu gặp tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để biết rõ về tình trạng sức khỏe hiện tại và điều trị bệnh kịp thời, nhờ đó mùi hôi miệng cũng sẽ biến mất.
![]() |
Nhiễm trùng nấm men
Bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh tưa miệng, vì nó ảnh hưởng đến miệng . Khi mắc nhiễm trùng nấm men, cổ họng và lưỡi của bệnh nhân xuất hiện các đốm trắng. Nguyên nhân là bởi một loại vi khuẩn thuộc chủng nấm có tên là Candida Albicans spp gây ra. Trong điều kiện bình thường, vi khuẩn cư trú trong khoang miệng của chúng ta nhưng bị kiểm soát bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch suy yếu, loại vi khuẩn này có thể nhanh chóng sản sinh và gây nhiễm trùng miệng. Ngoài những đốm màu trắng xuất hiện trong cổ họng, một triệu chứng khác của căn bệnh này là khoang miệng bạn có mùi hôi khó chịu.
![]() |
Viêm xoang
Khi bạn mắc viêm xoang cũng đồng nghĩa là khoang mũi của bạn bị nhiễm trùng, từ đó tạo ra những ổ mủ. Dịch mủ này tích tụ lâu ngày trong hốc xoang sẽ theo thành họng chảy tràn xuống đường hô hấp bên dưới và khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Nếu gặp tình trạng hơi thở có mùi hôi, đi kèm cùng các triệu chứng như nghẹt mũi, đau đầu, trong miệng có dịch mủ chảy xuống... thì đây là một trong những dấu hiệu thông thường của bệnh viêm xoang.
![]() |
Viêm loét dạ dày
Nếu gặp phải tình trạng đau bụng, ợ nóng... thường xuyên thì đó có thể là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, vi khuẩn gây hôi miệng (H.pylori) còn làm tăng cao nguy cơ viêm loét dạ dày và nhiều khả năng sẽ phát triển thành bệnh ung thư dạ dày về sau.
Bệnh tiểu đường
Nếu phát hiện hơi thở có mùi trái cây thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Thường thì lượng đường trong máu sẽ vận chuyển đến các tế bào, từ đó sản sinh ra năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, khi bạn mắc bệnh tiểu đường thì lượng đường trong máu cũng sẽ tăng lên, từ đó khiến các tế bào phải dùng chất béo để sản xuất năng lượng, tạo ra sản phẩm phụ là hợp chất xeton, gây ra hơi thở có mùi trái cây.
![]() |
Mất nước
Không chỉ vệ sinh răng miệng kém thì hơi thở mới có mùi mà ngay cả khi bạn không uống đủ nước, thực phẩm bám lại trên răng miệng lâu hơn, dẫn đến mùi hôi.
Để cải thiện vấn đề này, bạn nên uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước trong ngày sẽ vừa giúp cơ thể tỉnh táo, sảng khoái, vừa giúp thanh lọc, thải bỏ độc tố trong cơ thể.
Căng thẳng cao độ
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, nếu tình trạng căng thẳng cao độ kéo dài có thể gây ra xerostomia, hay còn gọi là khô miệng, và nó chính xác là làm giảm lượng nước bọt trong miệng.
Nước bọt đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, không chỉ về vấn đề tiêu hóa mà nó còn chống lại những vi khuẩn xấu trong miệng. Vì vậy, khi không có đủ lượng nước bọt cần thiết, bạn sẽ có mùi hôi miệng khó chịu hoặc các vị kì lạ trong miệng.
![]() |
Bệnh phổi
Nếu nhận thấy hơi thở của bạn có mùi nồng, khó chịu thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh phổi, thậm chí nguy cơ cao là viêm phổi hoặc ung thư phổi. Bạn nên đi khám để được kiểm tra và làm xét nghiệm phổi càng sớm càng tốt.
Bệnh về tim mạch
Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Nha khoa Mỹ và Quốc tế cho biết, bệnh nướu răng và bệnh tim mạch có mối liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó thì viêm lợi là dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề về tim mạch.
Một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh nướu răng là hơi thở hôi, nặng mùi. Do đó, bạn nên chủ động đi khám để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh càng sớm càng tốt.
![]() |
Bệnh thận
Mùi hôi trong hơi thở đi kèm cùng các dấu hiệu như nước tiểu sậm màu, khó tiểu, hay tiểu đêm, đau thắt lưng... thì rất có thể bạn gặp vấn đề về thận.
Thận của bạn gặp vấn đề cũng đồng nghĩa là chức năng lọc chất thải không còn hoạt động hiệu quả, từ đó sẽ khiến độc tố tích tụ nhiều trong cơ thể. Và nitơ chính là thủ phạm chính gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi.
Ánh Dương
Theo Tạp chí Sống khỏe