Hợp tác quảng cáo

Hơn 30% tác dụng phụ khi tiêm vaccine COVID-19 là do lo lắng, không phải do vaccine gây ra

7:00 PM | 28/07/2021 -
Khỏe +

Tác dụng phụ với vaccine COVID-19 không bao giờ dễ chịu và các phản ứng phát triển chậm đã khiến nhiều người sợ hãi. Các báo cáo mới hơn đã nhấn mạnh rằng rất nhiều tác dụng phụ này thực sự là do lo lắng chứ không phải do vaccine.

Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi hội đồng chính phủ Ấn Độ đã quan sát thấy rằng thật đáng kinh ngạc, hơn 30% các tác dụng phụ được báo cáo sau khi tiêm chủng vaccine ở Ấn Độ có liên quan đến lo lắng.

Trên toàn cầu, nỗi sợ hãi ngày càng tăng về việc phát triển các phản ứng có hại đã khiến nhiều người bỏ qua việc tiêm chủng và bảo vệ cuộc sống của họ.

Tại sao lo lắn có liên quan đến tác dụng phụ của vaccine ngừa COVID-19?

Trong khi dữ liệu do chính phủ Ấn Độ công bố đã tiết lộ những phát hiện đáng kinh ngạc, các báo cáo tương tự trên thế giới cũng đã chứng minh sự thật rằng lo lắng về việc tiêm chủng COVID-19 thực sự là một yếu tố đáng lo ngại.

Hon 30% tac dung phu khi tiem vaccine COVID-19 la do lo lang, khong phai do vaccine gay ra

Các tác dụng phụ sau tiêm vaccine COVID-19 được cho là do người được tiêm quá lo lắng - (Ảnh: Timesofindia).

Các phản ứng lo lắng có liên quan đến việc tiêm vaccine ngừa COVID-19, và một loạt các triệu chứng hoặc tác dụng phụ phát sinh xung quanh việc tiêm chủng được ghi nhận là quan đến lo lắng, chứ không thực sự là sản phẩm vaccine.

Mặc dù có thể có rất nhiều lý do khiến cho sự lo lắng xuất hiện ngay từ đầu, nhưng một lý do phổ biến cho sự chần chừ vẫn là nỗi sợ hãi, hoặc chứng sợ kim tiêm. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng chứng sợ kim tiêm có thể là nguyên nhân của ít nhất 10-15% các trường hợp do dự tiêm vaccine ở Anh và Mỹ.

Bản thân sự lo lắng có thể biểu hiện thành các phản ứng và triệu chứng khác nhau. Khi nói đến tiêm chủng, lo lắng hoặc sợ hãi vô cớ dưới bất kỳ hình thức nào đều có thể dẫn đến phản ứng căng thẳng nội tại, sau đó biểu hiện thông qua một số phản ứng rối loạn vận mạch, rất giống với một số phản ứng phụ và phản ứng viêm do tiêm chủng.

Lo lắng có ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 không?

Các chuyên gia cũng tin rằng sự lo lắng gia tăng xung quanh việc tiêm chủng COVID-19 không chỉ gây nhầm lẫn giữa các tác dụng phụ sau tiêm chủng mà còn cản trở hiệu quả của một số vaccine ngừa COVID-19. Lo lắng và căng thẳng, cả hai thường liên quan đến nhau, được biết là làm suy yếu hệ thống miễn dịch và theo một cách nào đó, tác động đến khả năng chống lại kháng nguyên của hệ thống miễn dịch.

Hon 30% tac dung phu khi tiem vaccine COVID-19 la do lo lang, khong phai do vaccine gay ra

Lo lắng sau tiêm còn có thể làm giảm hiệu quả của vaccine - (Ảnh: Timesofindia).

Khi căng thẳng gia tăng, nó kích hoạt giải phóng cortisol trong cơ thể, biểu hiện thành một số phản ứng và giải phóng cytokine, một chất hóa học gây ra tình trạng viêm trong cơ thể.

Do đó, có thể xảy ra trường hợp một người phải đối mặt với quá nhiều căng thẳng hoặc lo lắng, điều đó hạn chế khả năng của vaccine trong việc tạo ra phản ứng miễn dịch phù hợp, dẫn đến viêm nhiều hơn.

Làm thế nào để phân biệt tác dụng phụ của vaccine và triệu chứng do lo lắng?

Hiện tại, không có cách phân loại chính xác nào về tác dụng phụ sau tiêm chủng có thể gây phản ứng, và tác dụng phụ nào có liên quan đến lo lắng. Tuy nhiên, vì mức độ căng thẳng tăng cao thúc đẩy phản ứng sinh lý bên trong dẫn đến một số phản ứng mạch máu. Một số triệu chứng điển hình được báo cáo có thể được coi là phản ứng do lo lắng, chứ không phải trực tiếp do vaccine.

Theo các nghiên cứu điển hình, một số tác dụng phụ như đánh trống ngực, nhịp tim cao, buồn nôn, mệt mỏi, các triệu chứng thần kinh như run rẩy, chóng mặt hoặc mất ý thức có thể liên quan đến lo lắng và căng thẳng tột độ khi tiêm chủng. Trong khi đó, tác dụng phụ phổ biến nhất của việc sử dụng vaccine có bản chất là viêm, chẳng hạn như sốt nhẹ, đau cơ, đau tại chỗ tiêm, ớn lạnh và suy nhược cơ thể.

Làm thế nào bạn có thể dập tắt nỗi sợ hãi của mình?

Lo lắng và căng thẳng có thể làm giảm lợi ích của vaccine COVID-19, và đó không phải là một rủi ro đáng chấp nhận. Các chuyên gia không chỉ đồng ý rằng, nhận thức và sự tư vấn thích hợp có thể giảm thiểu một số phản ứng liên quan đến lo lắng, mà còn hạn chế sự chần chừ trong việc tiêm vaccine.

Chứng sợ kim tiêm cũng khiến nhiều người thực sự từ chối vaccine, vì vậy việc chống lại nguyên nhân cơ bản là rất quan trọng.

Một trong những điều tốt nhất cần làm là tự giáo dục bản thân về cách hoạt động của vaccine và lợi ích mang lại luôn lớn hơn nhiều rủi ro. Những người gặp phải mức độ căng thẳng cao hoặc sợ kim tiêm nên trao đổi với nhân viên tư vấn để chống lại các phản ứng sinh lý có thể xảy ra trong quá trình tiêm chủng.

Sau khi tiêm vaccine, để chống lại sự lo lắng và các tác dụng phụ liên quan, bạn nên thực biện phương pháp thở bằng cơ hoành và thiền để giảm bớt nỗi sợ hãi.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp