Bệnh huyết áp cao là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, sau khi mắc bệnh sẽ gây ra các loại bệnh khác như đột quỵ, bệnh tim, u mạch máu, suy thận… Đồng thời sẽ kèm theo những biến đổi về chức năng hoặc tổ chức của tim, mạch máu, não, và thận, bệnh toàn thân.
Khi chưa dùng thuốc hạ áp, huyết áp tâm thu ≥ 139mmHg, huyết áp tâm trương ≥ 89mmHg, được chẩn đoán là huyết áp cao. Nếu bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao trong quá khứ và hiện đang dùng thuốc hạ huyết áp, mặc dù huyết áp thấp hơn 140mmHg/90mmHg, thì cũng được gọi là huyết áp cao.
Huyết áp cao nguy hiểm nhất khi nào?
Theo các điều tra dịch tễ học, khoảng 40% trường hợp nhồi máu cơ tim và 30% trường hợp đột tử do tim xảy ra vào đầu giờ sáng. Tức là dù đo huyết áp hàng ngày cũng không thể phát hiện ra dấu hiệu huyết áp cao vào buổi sáng.
Vì vậy nên rất nhiều bệnh nhân huyết áp cao lầm tưởng rằng chỉ cần chú ý phát hiện huyết áp là có thể phòng tránh được nguy hiểm xảy ra. Họ ít biết rằng huyết áp tăng cao vào buổi sáng giống như một ngọn núi lửa ẩn bên cạnh bệnh nhân.
Sáng sớm là thời điểm nguy hiểm với tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não cao. Như đã đề cập trước đó, các khảo sát dịch tễ học cho thấy khoảng 40% trường hợp nhồi máu cơ tim và 30% trường hợp đột tử do tim xảy ra vào buổi sáng.
![]() |
Sáng sớm là thời điểm nguy hiểm với tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não cao. |
Theo khảo sát, nguy cơ huyết áp cao vào buổi sáng là nguy cơ dẫn đến đột quỵ cao nhất và tỷ lệ đột quỵ vào buổi sáng cao gấp 3 đến 4 lần so với các khoảng thời gian khác.
Ngoài ra, tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở bệnh nhân huyết áp cao buổi sáng cao gấp 5 lần, đồng thời cũng làm nặng thêm tổn thương chức năng thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính.
Việc đo huyết áp vào buổi sáng sẽ giúp tiên lượng những nguy cơ mắc bệnh cao. Do đó, tiêu chuẩn chẩn đoán vào buổi sáng là: Giá trị trung bình của huyết áp tự đo tại nhà lớn hơn 135/85mmHg, đo tại phòng khám lớn hơn 140/90mmHg.
Nhưng khi kiểm tra huyết áp cần chú ý những điểm sau:
1. Đo trước khi uống thuốc vào buổi sáng.
2. Đo trong vòng 1 giờ sau khi ngủ dậy, sau khi đi tiểu và đi đại tiện. Vì trước khi đi đại tiện, huyết áp sẽ không ổn định do bị kích thích.
3. Đo trước khi ăn sáng. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến cơ thể sau khi ăn, huyết áp đo được sau khi ăn không thể đại diện cho huyết áp thực tế của cơ thể.
Ngoài ra, nếu đo cho bệnh nhân huyết áp cao lớn tuổi, để đề phòng tụt huyết áp thế đứng, ngoài việc theo dõi huyết áp tư thế ngồi, còn phải chú ý đo huyết áp tư thế đứng.
1. Những người theo dõi huyết áp không nên dậy ngay vào buổi sáng, bởi vì dậy quá nhanh sẽ khiến tâm trạng hơi hưng phấn, huyết áp theo đó tăng cao. Vì vậy, bệnh nhân huyết áp cao buổi sáng khi thức dậy không nên lập tức đứng dậy, trước tiên nằm dài trên giường khoảng 10 phút, sau đó từ từ đứng dậy sang một bên, để giữ cho huyết áp ổn định.q
![]() |
Những người theo dõi huyết áp không nên dậy ngay vào buổi sáng, bởi vì dậy quá nhanh sẽ khiến tâm trạng hơi hưng phấn, huyết áp theo đó tăng cao. |
2. Nếu có bệnh nhân huyết áp tăng cao vào buổi sáng, không nên chọn tập thể dục vào buổi sáng, có thể điều chỉnh thời gian sang buổi chiều hoặc buổi tối. Điều này giúp cải thiện mức huyết áp.
3. Sau khi phát hiện huyết áp cao, nên cải thiện chế độ ăn uống, không nên ăn quá nhiều thịt cá, khống chế lượng muối ăn hàng ngày dưới 6 gam (tức là lượng muối trong một nắp chai bia). Đồng thời ăn ít thịt lợn béo, trứng, đồ ngâm chua, đồ ngọt và bánh kẹo.
Sau khi phát hiện huyết áp cao, bạn nên tiếp tục dùng thuốc hạ huyết áp, đặc biệt kiểm soát huyết áp vào buổi sáng là thời điểm quan trọng để ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng tim mạch và mạch máu não.
Xem thêm: 4 sai lầm bạn nên tránh khi gội đầu để có mái tóc chắc khỏe
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin