Bệnh ung thư phổi thường gặp ở những người hút thuốc lá thường xuyên, tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ không hút thuốc lá mắc bệnh này đang ngày càng tăng. Do vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi để phòng tránh, giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Bệnh ung thư phổi thường gặp ở những người hút thuốc lá thường xuyên, tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ không hút thuốc lá mắc bệnh này đang ngày càng tăng. Do vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi để phòng tránh, giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Năm 2018, Việt Nam có thêm hơn 23.000 người mắc ung thư phổi, con số này có thể sẽ tăng lên vào những năm tiếp theo. Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới.
Ung thư phổi là một khối mô bất thường, phát triển quá mức và không hài hòa với những tổ chức bình thường kế cận. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, bao gồm: Suy giảm miễn dịch, những biến đổi bên trong hệ thống gen và tác động bên ngoài môi trường.
Triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài. Thở ngắn, ho có đờm lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư phổi. Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân tác động gây nên bệnh ung thư phổi gắn với những nguyên nhân như:
Nấu khói trong bếp
Nấu khói trong bếp cũng là một lý do quan trọng không thể bỏ qua trong số nhiều yếu tố gây ung thư phổi. Vì vậy, những bà nội trợ cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe khi nấu ăn tại nhà hít nhiều khói bếp.
Ngoài ra, chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng gây ra ung thư phổi. Một số báo cáo khảo sát cũng cho thấy rằng nếu lượng vitamin A chiết xuất từ thực phẩm thấp hoặc mức độ vitamin A trong huyết thanh thấp, nguy cơ ung thư phổi sẽ tăng lên.
Uống nước nhiễm arsen
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Môi trường, nước uống có chứa arsen có thể gây ung thư phổi.
Nước thải công nghiệp và thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp, thuốc phun hoa quả, và các chất phụ gia là các đầu mối chính gây ô nhiễm arsen vào nguồn nước ngầm.
Chính vì thế, những người sử dụng nước từ giếng khoan có nguy cơ uống nước nhiễm arsen cao nhất.
Ô nhiễm không khí
Năm 2013, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố ô nhiễm không khí là một trong các nguyên nhân chính khiến con người tử vong do ung thư phổi. Tiến sĩ Dana Loomis, đại diện IARC cho biết các kết quả nghiên cứu chỉ ra nguy cơ ung thư phổi tăng vọt ở những cá nhân tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Các hạt vật chất nhỏ (bụi PM2.5) và các sol khí sunfat (có trong khí thải xe cộ) có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ ung thư phổi. Lượng nitơ điôxít trong không khí tăng lên 10 phần tỉ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 14%. Theo ước tính, ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân của 1-2% số trường hợp mắc ung thư phổi.
Di truyền
Vấn đề di truyền gia đình có thể gây một số đột biến gen trong cơ thể. Có thể các tế bào này không nảy nở ở đời trước nhưng đời sau phải chịu thêm những tác nhân vật lý khiến cho các tế bào này phát triển thành tế bào độc hại, hình thành khối u.
Môi trường làm việc
Đây là yếu tố cũng dễ tác động gây bệnh ung thư phổi. Những người tiếp xúc với khói, bụi cũng có nguy cơ cao bị ung thư phổi đặc biệt là trong quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than.
Tiếp xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.
Bị bệnh phổi mãn tính
Những người mắc bệnh lao, phổi silic, bệnh bụi phổi hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đều có khả năng cao mắc ung thư phổi.
Ngoài ra, viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh. Vảy tế bào bình thường trong quá trình diễn tiến của bệnh có thể phát triển thành ung thư phổi.
Lối sống
Mặc dù không hút thuốc có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi, nhưng những người không hút thuốc vẫn có thể bị mắc bệnh nếu có lối sống không lành mạnh. Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn nhiều thịt đỏ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,…) cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ung thư phổi ở cả những người hút thuốc và không hút thuốc là có chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây tươi…
Tiếp xúc với amiăng
Thông thường, những người làm việc trong các khu mỏ bị phơi nhiễm với amiăng, đó là chất gây ung thư. Chúng có khả năng gây ung thư phổi.
Amiăng nguy hiểm khi ở dạng bụi, chủ yếu ở khâu khai thác, sản xuất và vận chuyển cũng như chế biến. Các công việc phát sinh bụi amiăng trong sản xuất gồm các công đoạn nổ mìn, khoan, nghiền, trộn, xé bao… hay trong xây dựng như khoan, cắt, phá dỡ đập các tấm vật liệu có chứa amiăng như tấm lợp…
Bụi amiăng là tác nhân gây ung thư phổi, bụi phổi, ung thư biểu mô ác tính, tràn dịch màng phổi. Bụi amiăng vào phổi gây tổn thương lâu dài, tạo ra khối u, biến đổi thành khối u ác tính.
Người hít phải bụi amiăng thường phát bệnh sau 20 - 30 năm.
Ánh Dương
Theo Người đưa tin