Thường thì mọi người đã gặp phải vấn đề như này, họ luôn thức dậy lúc 2 hoặc 3 giờ sáng khi đi ngủ. Nếu may mắn, bạn có thể chìm vào giấc ngủ một lúc sau đó, nhưng nếu không may mắn, bạn phải nhắm mắt chờ cho đến sáng.
Một số người đổ lỗi cho tình trạng này là do già đi và ngủ ít hơn, hoặc do công việc và cuộc sống căng thẳng, mất ngủ thường gặp. Nhưng những biểu hiện như vậy có khả năng liên quan đến bệnh lý. Có 3 căn bệnh khiến bạn không thể ngủ ngon và thường thức dậy vào ban đêm.
1. Trầm cảm
Một đêm ngon giấc là điều xa xỉ đối với những người bị trầm cảm. Có một mối quan hệ phức tạp giữa trầm cảm và giấc ngủ, nhiều người bị trầm cảm không thể ngủ ngon, đôi khi thức dậy sớm và khó đi vào giấc ngủ. Vì vậy dễ hình thành một vòng luẩn quẩn.
![]() |
Một đêm ngon giấc là điều xa xỉ đối với những người bị trầm cảm. |
2. Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ đề cập đến sự ngừng thở liên tục của luồng không khí qua miệng hoặc mũi trong hơn 10 giây và hơn 30 lần trong vòng 7 giờ sau khi ngủ vào ban đêm.
Các triệu chứng phổ biến nhất là buồn ngủ vào ban ngày, mất ngủ vào ban đêm, ngáy và đau đầu vào buổi sáng. Giấc ngủ luôn bị ảnh hưởng bởi chứng ngưng thở vào ban đêm.
3. Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên là một rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ. Tình trạng này đặc trưng bởi cảm giác khó chịu không giải thích được hoặc sự chậm chạp ở sâu trong chân dễ xảy ra khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi, buồn ngủ hoặc cố gắng đi vào giấc ngủ, đặc biệt là vào ban đêm.
Nếu các triệu chứng của bạn thuộc một trong 3 bệnh trên thì phải đến bệnh viện khám chữa, đừng coi đó là bệnh mất ngủ thông thường hay căng thẳng… kẻo ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đơn giản là có chất lượng giấc ngủ kém, trước tiên bạn có thể cải thiện tình trạng này thông qua một số lựa chọn lối sống.
Một số người có chất lượng giấc ngủ kém luôn muốn ngủ nhiều hơn vào cuối tuần để bắt kịp giấc ngủ. Nhưng điều này là không nên, nhất là đối với những người bị mất ngủ. Tốt nhất bạn nên thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, điều chỉnh thói quen của bản thân và rèn luyện cơ thể để đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy vào một giờ cố định.
Tất cả chúng ta đều cảm thấy rằng uống rượu sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng và rượu có tác dụng làm dịu trong vài giờ đầu tiên, nhưng sau đó gây ra tình trạng tỉnh giấc thường xuyên và khó ngủ vào ban đêm. Vì vậy, cố gắng để có được một giấc ngủ ngon nhờ rượu thực sự không khả thi.
|
Uống rượu giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng và rượu có tác dụng làm dịu trong vài giờ đầu tiên, nhưng sau đó gây ra tình trạng tỉnh giấc thường xuyên và khó ngủ vào ban đêm. |
Chợp mắt có vẻ là một cách tốt để bắt kịp giấc ngủ, nhưng không phải vậy. Độ dài của giấc ngủ ngắn có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Vì vậy, nếu bạn luôn thức giấc liên tục trong đêm, bạn nên cố gắng không ngủ trưa.
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ. Tuy nhiên cần lưu ý tránh tập thể dục trước khi đi ngủ, tập thể dục trước khi ngủ sẽ kích thích cơ thể dấn đến khó ngủ. Do đó, bạn nên kết thúc tập trước khi ngủ 3 tiếng.
Căng thẳng và chất lượng giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu áp lực quá cao khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, bạn hãy thử thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như phương pháp thư giãn hít thở sâu hoặc thiền định.
Giấc ngủ có vai trò tối quan trọng đến sức khỏe. Nếu bạn nhận thấy mình thường xuyên mất ngủ, hãy xác định rõ nguyên nhân để có cách khắc phục kịp thời.
Xem thêm: Làm thế nào để được hạnh phúc – Câu trả lời không khó nhưng lại ít người hiểu ra
Ánh Dương
Theo Người đưa tin