Theo dữ liệu gánh nặng ung thư toàn cầu mới nhất năm 2020 do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới công bố, có 478.000 ca ung thư dạ dày mới ở Trung Quốc, chiếm 43,9% tổng số ca mắc trên toàn thế giới, gần một nửa tổng số ca.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet chỉ ra rằng trong số các trường hợp ung thư dạ dày được xác nhận ở Trung Quốc, khoảng 340.000 trường hợp ung thư dạ dày mới có liên quan đến nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp).
/10 trường hợp ung thư dạ dày có liên quan đến nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. |
Điều này tương đương với 7/10 trường hợp ung thư dạ dày có liên quan đến nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Có thể nói đây là yếu tố nguy cơ cao số một dẫn đến tổn thương dạ dày.
Helicobacter pylori cũng là một chất gây ung thư loại I được xác định bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế. Đây là loại vi khuẩn duy nhất có thể tồn tại trong môi trường axit của dạ dày. Nó chủ yếu ký sinh trên niêm mạc dạ dày môn vị, hang vị và các bộ phận khác. Trong quá trình sinh sản ký sinh sẽ sản sinh độc tố, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dần gây ra các bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày.
Helicobacter pylori cũng là một chất gây ung thư loại I được xác định bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế. |
Xem thêm: Mỗi năm có hàng chục nghìn người mắc ung thư dạ dày, đâu là điều bạn cần lưu ý về bệnh này
Theo nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori (Hp) hiện tại ở Trung Quốc vẫn còn khoảng 50% và khoảng một nửa số người Trung Quốc bị nhiễm Helicobacter pylori.
Hãy chú ý đến ba chi tiết sau.
1. Khử trùng bộ đồ ăn và sử dụng riêng bát đũa ăn
Nên sử dụng bát đũa riêng khi ăn cùng bàn với người khác. Nếu người ăn cùng bàn bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori thì phải chuẩn bị riêng thức ăn nha bát chấm và bát đựng thực phẩm riêng. Dụng cụ ăn uống phải được khử trùng thường xuyên.
2. Tránh uống nước lã và ăn đồ sống
Thực phẩm nấu không kỹ thường chứa vi sinh vật hoặc vi khuẩn có hại, và khi ăn vào cũng có thể gây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
3. Ăn ít thức ăn kích thích
Hạn chế ăn đồ nóng như lẩu, đồ nướng… Những thực phẩm này sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter pylori xâm nhập.
Năm 2020, một nghiên cứu liên quan đến dữ liệu của 100.000 người Trung Quốc được công bố trên The Lancet-Oncology cho thấy lối sống có tác động trực tiếp đến nguy cơ ung thư dạ dày, kể cả đối với nhóm nguy cơ cao.
Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh là cách tốt nhất để chăm sóc dạ dày và phòng tránh ung thư. |
Xem thêm: Ung thư dạ dày không tự dưng mà đến, người bị bệnh này thường có 4 thói quen giống nhau
Nếu có thể tuân thủ 4 thói quen sinh họa lành mạnh sau cũng làm giảm 47% nguy cơ ung thư dạ dày:
Không hút thuốc: Chưa từng hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc trên 15 năm.
Không bao giờ uống rượu: Không uống rượu hoặc.
Ăn ít đồ muối chua: Ăn đồ muối chua không quá 4 ngày trong tuần.
Thường xuyên ăn trái cây và rau tươi: Ăn rau hàng ngày và ăn trái cây hơn 4 ngày một tuần.
Mặc dù có những yếu tố không thể kiểm soát được trong ung thư dạ dày, nhưng hầu hết chúng đều có thể phòng ngừa và chữa khỏi. Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh là cách tốt nhất để chăm sóc dạ dày và phòng tránh ung thư.
Xem thêm video 9 cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả, không cần dùng đến thuốc: