Hợp tác quảng cáo

Nàng yêu bản thân, nhớ đừng bỏ quên sức khỏe của "Cổ" nhé!

10:30 AM | 23/01/2024 -
Khỏe +

“Cổ” - với tên gọi đầy đủ là Cổ tử cung - là một cơ quan cực kỳ nhạy cảm, dễ trở thành mục tiêu tấn công của nhiều căn bệnh nếu không được chăm sóc cẩn thận, một trong số đó là nguy cơ ung thư cổ tử cung. Vì thế, nếu nàng yêu bản thân mình, hãy nhớ yêu luôn sức khỏe của “Cổ” nhé.

Ngày nay, phái đẹp đã có ý thức hơn trong việc “chăm sóc bản thân”, bằng cách chăm chút nhiều cho ngoại hình, tóc tai hay phong cách ăn mặc. Tuy nhiên, liệu điều đó đã đủ, khi vẫn có không ít cô nàng còn lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe của"Cổ"? Trong khi đó, “Cổ” lại là người “chị em thân thiết”, chịu trách nhiệm cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của phái nữ.

Dựa trên kết quả khảo sát gần đây cho biết, Việt Nam đang có hơn 44% các chị em gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin chính xác, khoa học về sức khỏe sinh sản và phương pháp điều trị các bệnh liên quan. Điều này cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ mắc các bệnh về cổ tử cung nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng tại nước ta gia tăng chóng mặt. Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 4.132 ca mắc mới và năm 2020 đã có 2.223 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung.

Nang yeu ban than, nho dung bo quen suc khoe cua

Có thể chị em chưa biết, ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến thứ tư đối với phụ nữ trên toàn thế giới (Ảnh: Shutterstock)

Virus HPV - “kẻ thù không đội trời chung” của “Cổ”

Các chuyên gia y tế khẳng định, "thủ phạm" ẩn mình đằng sau những con số đáng báo động kể trên chính là virus HPV. Thực tế, virus HPV có đến 150 chủng khác nhau, trong đó lọc ra được 14 chủng nguy cơ cao, được xem là nguyên nhân của hầu hết các bệnh có liên quan đến cổ tử cung. Và nguy hiểm nhất trong 14 chủng nguy cơ cao này đó là chủng 16 và 18, vì chiếm đến 70% trong tổng số ca ung thư cổ tử cung.

Vậy "Cổ" nào sẽ dễ nhiễm HPV nhất? Câu trả lời chính xác nhất đó là “Cổ” nào cũng có khả năng mắc bệnh tại một thời điểm nào đó trong đời, nhưng đa phần sẽ rơi vào nhóm người trưởng thành đã có trải qua quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, điều đáng lo nhất đó là khi bị nhiễm HPV, "Cổ" hầu như có triệu chứng rõ rệt nên thường không thể báo động cho các chị em biết. Chính sự im lặng này của "Cổ" dễ khiến rất nhiều người lầm tưởng là mình không mắc bệnh và lâu dần trở nên chủ quan trong việc phòng bệnh.

Nang yeu ban than, nho dung bo quen suc khoe cua

Cổ thường khá kín tiếng với kẻ thù HPV, do đó các chị em hoàn toàn có thể đã nhiễm virus mà không hay biết (Ảnh: Roche)

Trong trường hợp các chị em có sức đề kháng tốt, virus HPV sẽ tự động bị đào thải. Tuy nhiên, nếu “rào cản” miễn dịch của các chị em quá lỏng lẻo sẽ tạo điều kiện virus HPV đeo bám dai dẳng, từ đó sẽ khiến "Cổ" bị tái nhiễm HPV nhiều lần. Từ tình trạng này, cộng với việc bỏ bê sức khỏe của “Cổ” trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến sự phát triển bất thường của tế bào cổ tử cung.

Điều đáng buồn là thường mất nhiều năm, thậm chí là 10 năm kể từ lúc nhiễm HPV, "Cổ" mới xuất hiện các triệu chứng bất thường để đánh tiếng báo động và thôi thúc chị em đi thăm khám. Khi đó, tỷ lệ cao là các tế bào ung thư đã phát triển mạnh mẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong điều trị.

Chưa kể, cũng có nhiều trường hợp các chị em có nhận thức rõ ràng về “kẻ đeo bám nguy hiểm” HPV nhưng hành động bảo vệ “Cổ” chỉ dừng lại ở mức tiêm phòng vaccine, chứ chưa có thói quen chủ động đi xét nghiệm sàng lọc định kỳ.

Nang yeu ban than, nho dung bo quen suc khoe cua

Theo số liệu từ HPV Information Centre, chỉ có khoảng 17% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 25 - 65 từng tiến hành khám sàng lọc HPV trong 3 năm qua. Nhiều người trong số họ bày tỏ sự ngại ngùng, tâm lý sợ đau hay những nỗi lo về chi phí và thời gian khi nói đến biện pháp này (Ảnh: Shutterstock)

Do đó, thay vì tiếp tục trầm lặng, "Cổ" quyết định lên tiếng trên khắp các trang mạng xã hội, để các chị em phụ nữ quan tâm hơn và sớm đẩy lùi những nỗi lo về ung thư cổ tử cung - căn bệnh vốn có thể phòng ngừa từ sớm.

Muốn bảo vệ “Cổ”, hãy chủ động xét nghiệm sàng lọc HPV định kỳ

Theo các chuyên gia y tế, định kỳ xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung và chọn phương pháp sàng lọc tối ưu là phương án hợp lý để phòng ngừa. Hai loại xét nghiệm phổ biến hiện nay là xét nghiệm HPV và xét nghiệm PAP đều được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng. Đặc biệt, phụ nữ từ 25 - 60 tuổi được khuyến khích thực hiện xét nghiệm HPV mỗi 3 năm một lần để xác định sự hiện diện của 14 chủng virus HPV có nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Nang yeu ban than, nho dung bo quen suc khoe cua

Hiện tại, việc sàng lọc HPV đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Các chị em hoàn toàn có thể tự lấy mẫu tại nhà chỉ với vài thao tác đơn giản, sau đó gửi mẫu cho nhân viên y tế ngay lập tức để họ tiến hành xét nghiệm. Ảnh: Roche

Chủ động bảo vệ sức khỏe của "Cổ", cũng là bảo vệ sức khỏe của bản thân mình. Do đó, ngoài tiêm vaccine, các chị em hãy nhớ xét nghiệm sàng lọc định kỳ HPV mỗi 3 năm để quan tâm "Cổ" đúng và đủ hơn, từ đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung nhé.

"Để Cổ nói" là một chiến dịch truyền thông nhằm tăng nhận thức về tầm quan trọng của xét nghiệm sàng lọc định kỳ HPV giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Chương trình được thực hiện bởi Trung tâm Vì sự phát triển Phụ nữ Bắc Trung Bộ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO) với sự đồng hành của Roche Việt Nam. Tìm hiểu thêm về chiến dịch tại đây.

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp