Muốn căn bệnh trĩ nhanh chóng “rút lui”, ngoài việc tích cực tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa, bạn còn cần “treo biển cấm” với những thói quen sau.
1. Sử dụng đồ uống có cồn
Đây đều là những đồ uống không có lợi với sức khỏe mọi người nói chung và đặc biệt gây hại với người mắc bệnh trĩ. Rượu gây hại trực tiếp cho gan, đó chính là tiền nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
Hơn thế, đồ uống có cồn còn gây nên tình trạng lợi tiểu, kích thích quá trình đi tiểu, đồng nghĩa rằng cơ thể dễ bị mất nước, dẫn đến chứng táo bón. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tình trạng bệnh trĩ càng trở nên tồi tệ hơn.
Vì vậy, các bệnh nhân trĩ nên tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn nếu không muốn bệnh tình mình thêm trầm trọng.
2. Đồ uống có chứa caffein
Những loại đồ uống có chứa chất caffein như: cà phê, trà, coca, sôcôla, nước tăng lực, một số loại nước ngọt... Chất caffein ảnh hưởng đến tình trạng bệnh trĩ theo hai cách.
Thứ nhất nó là một chất lợi tiểu vì thế kích thích quá trình đào thải lượng nước sẵn có trong cơ thể ra bên ngoài qua đường nước tiểu, đồng thời là “thủ phạm” làm tăng nguy cơ mắc chứng táo bón.
Thứ hái, caffein có mối liên quan mật thiết làm tăng nguy cơ chảy máu với bệnh nhân trĩ, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
3. Đồ ăn, thực phẩm cay nóng
Vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị táo bón hơn, đồng nghĩa với chuyện bệnh trĩ sẽ dễ có điều kiện phát triển và gây rắc rối cho bạn.
4. Thực phẩm gây dị ứng
Bệnh nhân mắc trĩ cần đoạn tuyệt với những thực phẩm gây dị ứng vì chúng sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Những loại thực phẩm dễ gây dị mà người bệnh trĩ cần hạn chế dùng là sữa, trứng, đậu phộng, đồ hải sản, đậu tương, bột mỳ...
5. Lạm dụng đồ ăn đóng hộp
Loại đồ ăn đóng hộp có ưu điểm là được chế biến sẵn, rất tiện dụng, tiết kiệm thời gian cho người sử dụng nhưng lại không thích hợp với bệnh nhân mắc trĩ nếu thường xuyên sử dụng dạng thực phẩm này vì chúng rất dễ dẫn đến chứng táo bón, gây nên những rắc rối với đường tiêu hóa.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân mắc trĩ là nên hạn chế những loại đồ hộp thay vào đó nên ăn tăng cường những đồ ăn tươi sống như rau xanh, trái cây và ngũ cốc.
6. Ngồi quá nhiều
Thói quen này thường gặp ở những người thường xuyên phải làm việc trên bàn giấy hoặc máy tính. Ngồi nhiều, ngồi lâu sẽ làm tăng sức ép lên các mạch máu ở hậu môn và đó chính là điều kiện lý tưởng đế chứng bệnh trĩ phát triển và hoành hành.
Các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên ngồi ỳ quá lâu mà thay vào đó nên đứng lên đi lại sau khoảng 30-60 phút ngồi.
Những đối tượng dễ bị bệnh trĩ
Người béo phì hoặc những phụ nữ có vòng eo to hay quý ông có bụng bia cũng dễ mắc bệnh trĩ. Cân nặng sẽ của thể trạng sẽ tạo nên sức ép đè nén lên các tĩnh mạch ở vùng xương chậu lâu ngày sẽ sinh ra bệnh trĩ.
Dùng thuốc không đúng cách cũng gây nên hệ lụy không mong muốn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Các loại thuốc đó là thuốc trị tim, thuốc trị bệnh gan.
Thực tế u ám - Ước tính khoảng 40% dân số trên thế giới có nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh trĩ. - Tại Việt Nam, trong số các bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng thì trĩ là bệnh hay gặp nhất khi chiếm đến 82,8%. - Khoảng 30-50% dân số mắc Việt Nam mắc bệnh trĩ. |
Bệnh trĩ cũng mang tính chất di truyền, vì thế nếu trong gia đình bạn đã từng có người mắc bệnh trĩ thì bạn cũng nên cảnh giác với nó.
Sex qua đường hậu môn cũng được liệt vào danh sách những kẻ tiếp tay gây nên chứng bệnh trĩ, hơn thế nữa đây cũng là cách “yêu” không lành mạnh vì nó tiềm ẩn nguy cơ gây nên các chứng bệnh lây lan qua đường tình dục. Chính vì thế, tốt nhất các cặp đôi không nên “hành sử” theo cách “ân ái” không an toàn này.
Những bệnh nhân thường xuyên bị tiêu chảy hoặc bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng cũng dễ là “nạn nhân” của chứng bệnh trĩ.
Những người có tiền sử mắc chứng viêm đại tràng, những người lao động nặng nhọc như mang vác, đội vật nặng lên đầu, lên vai (công nhân bốc vác ở các bến cảng) làm cho áp lực trong ổ bụng tăng lên một cách đáng kể, một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, một số cán bộ văn phòng, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Thu Hà
Theo tạp chí Sống Khỏe