Hợp tác quảng cáo

Những dịch bệnh gây ám ảnh trong lịch sử nhân loại

11:22 AM | 19/05/2017 -
Khỏe +

Những đại dịch bệnh như dịch hạch, đậu mùa … là một trong những nỗi ám ảnh đối với lịch sử bệnh dịch của nhân loại.

Đã có khoảng 100.000 người Pháp chết vì dịch hạch trong đại dịch năm 1720, và 5 triệu người chết trong một đại dịch bệnh bí ẩn thời La Mã cổ đại, thậm chí còn hơn thế nữa. Trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, con người đã phải chống đỡ với vô vàn các đại dịch khi nền y khoa còn nghèo nàn.

Sau đây là một số đại dịch trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với nhân loại:

1. Bệnh đậu mùa ở châu Mỹ

Đã cướp đi sinh mạng của 5-10 triệu người trong tổng số hơn 100 triệu người Incas hay Aztec. Nguyên nhân bệnh đậu mùa được xuất phát từ những mầm bệnh của người châu Âu đặt chân đến vùng đất này lần đầu tiên. Người bản xứ không hề nhận thức được loại bệnh dịch này, và họ cũng không có bất cứ thứ miễn dịch nào để tự bảo vệ mình.

Bệnh chủ yếu lây lan qua đường tiếp xúc da. Mặc dù đến năm 1796 đã có vaccine ngừa bệnh nhưng bệnh dịch vẫn lây lan không thể kiểm soát. Vào năm 1970, WHO đã nỗ lực dập tắt đại dịch này và đã thành công. Đậu mùa chính thức được xóa sổ khỏi những căn bệnh tử thần đối với con người.

2. Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918

Năm 1918 là thời điểm cuộc Chiến tranh thế giới thứ I sắp kết thúc với hơn 37 triệu người tử vong. Cứ tưởng mọi thứ đã trở lại bình yên nhưng một trận dịch cúm đã nổ ra vào năm đó đã cướp đi sinh mạng của 20 triệu người chỉ trong vòng 3 tháng. Trong vòng một năm, với mọi nỗ lực thì bệnh cúm đã được đẩy lùi và con số nó để lại là 50-100 triệu người.

Dịch cúm lắng xuống trong vòng một năm khi virus cúm biến đổi thành một chủng khác, ít nguy hiểm hơn. Ngày nay theo những nghiên cứu thì chúng ta đều miễn dịch với những virus cúm A H1N1.

3. Cái chết đen của bệnh dịch hạch

Những chiếc xe chất đầy xác người, những gia đình, những người nông dân hay thậm chỉ cả những vị vua đang thoi thóp chờ một ngày thiên sứ đến giải thoát mình khỏi những cực khổ, đau đớn. Đó là lời kể về trận đại dịch có tên là “Cái chết đen” do bệnh dịch hạch gây ra, bùng nổ vào năm 1348 đã cướp đi sinh mạng của một nửa dân số châu Âu, một phần cư dân Ấn Độ và Trung Quốc.

4. Đại dịch Antonine

Dịch bệnh Antonine léo dài trong khoảng 15 của thời suy tàn đế chế La Mã từng hùng mạnh nhất châu Âu.

Hơn 1/3 dân số là khoảng 5 triệu người đã thiệt mạng trong hơn 15 năm đại dịch đó. Cho đến bây giờ, những nhà khoa học vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây lên đại dịch. Trong những ghi chép chỉ cho thấy bệnh nhân bị sốt, tiêu chảy, viêm cổ họng nhưng không phải là do sởi, đậu mùa hay dịch hạch.

Ở những thời kỳ đó, công nghệ y học chưa phát triển, cơ sở thiết bị y tế cũng như những kiến thức về y tế rất hạn hẹp và thô sơ. Vì vậy các đại dịch hoành hành và lấy đi sinh mạng của rất nhiều người, nhưng vẫn không có cách đẩy lùi dịch triệt để. Hiện tại, tất cả những bệnh dịch trên đều đã được xóa sổ khỏi danh sách những căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng vì ngày nay đã có vaccine chữa trị tận gốc.

Thanh Quế

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp