Tiểu đường là căn bệnh mãn tính không có cách nào chữa khỏi hoàn toàn. Nếu không được kiểm soát, nó có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như bệnh tim, bệnh thận mãn tính, tổn thương dây thần kinh và các vấn đề khác về chân, sức khỏe răng miệng, thị lực, thính giác và sức khỏe tinh thần.
Trong cuộc sống hàng ngày, có một số hành vi đẩy nhanh sự xuất hiện của các biến chứng bệnh tiểu đường mà bạn nên tránh.
1. Uống rượu
Uống rượu đối với người bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường và không có lợi cho việc kiểm soát chế độ ăn uống. Uống nhiều rượu bia trong thời gian dài gây hại cho dạ dày, gan và tuyến tụy, tăng mỡ máu, gây gan nhiễm mỡ, xơ gan do rượu và thậm chí là viêm tụy
Đặc biệt, bệnh nhân sử dụng insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết uống nhiều rượu khi bụng đói dễ dẫn đến hạ đường huyết hoặc thậm chí hôn mê hạ đường huyết, và cũng có thể gây nhiễm toan ceton.
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và càng có hại cho bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường type 2 có nguy cơ cao mắc bệnh mạch máu vĩ mô, vì hút thuốc lá lâu ngày có thể dẫn đến rối loạn mỡ máu.
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và càng có hại cho bệnh nhân tiểu đường. |
Ngoài ra các chất độc hại trong thuốc lá cũng sẽ gây thiếu máu cục bộ, tình trạng thiếu oxy, tăng độ nhớt của máu và lưu lượng máu kém. Điều này không chỉ làm trầm trọng thêm bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh mắt, bệnh thận và các bệnh khác, mà còn hình thành cục máu đông nguy hiểm.
Thức khuya sẽ dẫn đến hai hậu quả, một là thiếu ngủ, hai là tâm lý căng thẳng, cả hai đều kích thích vỏ não. Điều này dẫn đến kích thích trung khu thần kinh giao cảm của vùng dưới đồi và việc tiết catecholamine tăng lên. Kết quả là tăng hàm lượng glucagon trong máu và ức chế sự bài tiết insulin, do đó gây tăng lượng đường trong máu.
Khi tức giận và cáu gắt, đó là một chuỗi các quá trình phản ứng của thần kinh và nội tiết tố. Khi tức giận, thần kinh giao cảm sẽ hưng phấn và adrenaline tăng vọt, ngón tay rung lên, tim đập nhanh hơn. Mặt mày sẽ bị sung huyết, mạch máu bị tắc nghẽn.
Những người bị tiểu đường sẽ có lượng đường trong máu tăng cao, và lượng đường trong máu có thể tăng lên hơn 13 sau một cuộc chiến lớn. |
Lúc này môi trường bên trong cơ thể cũng thay đổi nhanh chóng: người kiểm soát huyết áp kém sẽ bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim nặng, đột quỵ. Những người bị tiểu đường sẽ có lượng đường trong máu tăng cao, và lượng đường trong máu có thể tăng lên hơn 13 sau một cuộc chiến lớn.
Nếu bệnh nhân tiểu đường không ăn sáng, đường huyết sẽ giảm xuống mức thấp, đối với bệnh nhân rối loạn chuyển hóa glucose dễ xảy ra tình trạng hạ đường huyết. Sau khi hạ đường huyết có thể xảy ra hiện tượng tăng đường huyết khiến đường huyết mất kiểm soát.
Bên cạnh đó, bỏ ăn sáng sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều tiết insulin suốt cả ngày, là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh khó kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nên chia đều lượng calo cần thiết trong ngày, tức là ăn nhiều bữa trong ngày để tránh sự biến động lớn của lượng đường trong máu.
Bệnh tiều đường dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát tốt bằng thói quen lối sống. Chỉ cần chú ý, bạn sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và sống thoải mái với căn bệnh này.
Xem thêm: Mẹo chăm sóc da khi đi biển: Những điều nên làm và không nên
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin