Nhiều người trung niên và cao tuổi cho rằng đau thắt lưng, đau nhức chân là triệu chứng của bệnh loãng xương, nhưng thực tế có thể do thoái hóa khớp gây ra.
Thuật ngữ loãng xương những năm gần đây được nhắc đến ngày càng nhiều và chắc hẳn mọi người không còn xa lạ với nó. Loãng xương cũng trở thành sát thủ vô hình đe dọa tính mạng chỉ đứng sau bệnh tim mạch.
Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp không thua kém gì bệnh loãng xương, thậm chí còn nặng hơn. Theo thống kê, hiện nay chỉ tính riêng ở Trung Quốc có 120 triệu bệnh nhân xương khớp, cứ 10 người thì có gần 1 người mắc bệnh.
Loãng xương và thoái hóa khớp đều là bệnh thoái hóa của người cao tuổi, biểu hiện chung là đau nhức xương, đều ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và chất lượng cuộc sống.
Loãng xương và thoái hóa khớp đều là bệnh thoái hóa của người cao tuổi. |
Mặc dù thoái hóa khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp trên cơ thể, nhưng nó có nhiều khả năng xảy ra ở khớp gối, khớp hông và cột sống chịu nhiều trọng lượng.
Khi cử động khớp thấy đau rõ rệt, một thời gian sẽ đỡ, khi bê vác nặng hoặc vận động khớp quá lâu thì cơn đau sẽ trầm trọng hơn.
Loãng xương được mệnh danh là sát thủ vô hình bởi hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu và giữa mà khối lượng xương ngày càng giảm một cách không báo trước. Một khi các triệu chứng xuất hiện, mức độ loãng xương sẽ nghiêm trọng hơn.
Cũng giống như kiến ăn gỗ, lúc đầu rất khó tìm thấy lỗ kiến, khi bên trong gỗ rỗng, gỗ sẽ bị gãy nếu bạn lắc nhẹ dù không có ngoại lực.
Thoái hóa khớp là do sụn khớp bị hao mòn và suy giảm chức năng bôi trơn tại chỗ, sụn bị mòn nặng dẫn đến tăng sản xương dưới sụn, các hạt mòn kích thích màng hoạt dịch gây sưng đau.
Giống như các ổ trục của máy móc thường xuyên chạy dưới tải, bị lão hóa và hao mòn, bề mặt bị rỗ, không đủ dầu bôi trơn. Tóm lại, dù là loãng xương hay thoái hóa khớp thì việc phòng bệnh là quan trọng nhất.
1. Phòng ngừa từ ban đầu
- Từ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của xương như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, uống nhiều trà đặc và nước có ga.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung nhiều nguyên tố vi lượng hơn, đặc biệt là thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng chứa nhiều canxi và magiê.
- Nên phơi nắng nhiều hơn để bổ sung vitamin D, vận động hợp lý (đặc biệt là vận động chịu sức nặng).
2. Phòng ngừa thứ cấp
Theo dõi mật độ xương nên được thực hiện mỗi năm một lần, đặc biệt là đối với phụ nữ sau mãn kinh để bổ sung kịp thời canxi, magiê, kẽm, đồng, mangan và các nguyên tố vi lượng khác, cũng như vitamin C, vitamin D, vitamin K và protein chất lượng cao giúp làm chậm quá trình mất khối lượng xương.
3. Phòng ngừa cấp ba
Người đã bị loãng xương nên tăng cường phòng ngừa té ngã, va chạm, tích cực phục hồi sau gãy xương.
Người đã bị loãng xương nên tăng cường phòng ngừa té ngã, va chạm, tích cực phục hồi sau gãy xương. |
- Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, không vận động các khớp quá sức.
- Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp.
- Chú ý giữ ấm các khớp.
- Sau 40 tuổi, bắt đầu bổ sung các thực phẩm chức năng có chứa glucosamine (hay còn gọi là glucosamine) và chondroitin sulfat để ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa của sụn khớp.
Mặc dù không thể ngừng lão hóa, nhưng chúng ta có thể làm chậm quá trình này lại. Thực hiện các biện pháp hữu hiệu để làm chậm tốc độ mất xương, giảm sự hao mòn của khớp, chăm sóc cho hệ xương khỏe mạnh để cơ thể khỏe mạnh và di chuyển linh hoạt, mang lại hạnh phúc vững vàng cho đến cuối đời.
Xem thêm: Các chuyên gia nói rằng "sương mù não" - di chứng Covid là một hiện tượng chưa thể lý giải
Ánh Dương
Theo Người đưa tin