Hợp tác quảng cáo

Những kiêng kỵ sai lầm khi chăm sóc bệnh nhân ung thư

10:52 AM | 14/05/2019 -
Khỏe +

Chăm sóc bệnh nhân ung thư không cần phải kiêng khem quá mức, kiêng khem quá nhiều loại thực phẩm. Dưới đây là những sai lầm thường mắc phải khi chăm sóc bệnh nhân ung thư.

Không ăn đường

Một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể là carbohydrate, đây cũng là nguồn năng lượng duy nhất của não. Carbohydrate được chuyển hóa thành đường đơn trong quá trình tiêu hóa, đây là chất dinh dưỡng đơn giản nhất mà tế bào hấp thu được.

Carbohydrate có trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như trái cây, chế phẩm từ sữa, gạo, các loại mì, bánh quy, thực phẩm từ đậu, rau củ có tinh bột như khoai tây, bắp, bột sắn và hầu hết các loại nước uống, món tráng miệng ngọt.

Nhung kieng ky sai lam khi cham soc benh nhan ung thu

Các bác sĩ khuyên bệnh nhân ung thư không cần kiêng đường hoàn toàn. Tuy nhiên cũng không khuyến khích tiêu thụ nhiều đường vì chúng không có giá trị dinh dưỡng nào khác ngoài cung cấp calo. Tiêu thụ đường đơn quá mức còn làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn so với khi hấp thụ carbohydrate từ thực phẩm. Khi lượng đường trong máu cao, tuyến tụy sẽ tạo ra insulin để chuyển hóa đường dẫn đến hội chứng thừa insulin trong máu, hoặc khi cơ thể sản xuất quá mức insulin cũng gây ra phản ứng viêm, làm tăng nguy cơ ung thư.

Ăn mật ong thay đường

Mật ong được cấu tạo bởi đường fructose (khoảng 38%), đường glucose (31%), nước (17%) và carbohydrate là maltose (đường mạch nha), sucrose (đường ăn) và vài carbohydrate phức tạp khác. Loại thực phẩm này chỉ chứa lượng nhỏ vitamin và khoáng chất như vitamin C, sắt, canxi, phot phat...

Nhung kieng ky sai lam khi cham soc benh nhan ung thu

Mật ong rất tốt vì có tính kháng khuẩn, chống nấm và chống oxy hóa. Tuy nhiên, các bệnh nhân đang hóa trị, xạ trị hoặc trong quá trình cấy ghép tế bào gốc mà sử dụng mật ong sẽ không an toàn. Bởi hầu hết mật ong hiện nay không qua tiệt trùng, nó có thể chứa phấn hoa và vi khuẩn, là nguyên nhân gây ra dị ứng và nhiễm trùng. Bạn có thể mua mật ong tiệt trùng để dùng nhưng nó có nhược điểm là không giữ được các dưỡng chất nguyên thủy vì enzyme hoạt tính đã bị phá hủy dưới nhiệt độ cao trong quá trình tiệt trùng.

Ăn uống kiêng khem, kiêng chất đạm

Ăn uống kiêng khem, không ăn chất đạm, chỉ ăn gạo lức, muối vừng vì cho rằng ăn khổ như vậy tế bào ung thư không phát triển. Về vấn đề dinh dưỡng khi bị ung thư,  GS-TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc BV K Trung ương cho rằng bệnh nhân ung thư cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe nhằm chiến đấu với bệnh tật.

Nhung kieng ky sai lam khi cham soc benh nhan ung thu

"Nếu ăn uống kiêng khem quá, người bệnh sẽ bị suy nhược, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng trước khi bệnh ung thư kịp phát triển" - GS-TS Đức khuyến cáo.

Bồi bổ quá mức cần thiết

Nhiều bệnh nhân ung thư, thể chất suy nhược đi nên tích cực bồi bổ nhưng phải hợp lý về số lượng cũng như chất lượng mỗi bữa, thành phần cân đối các nhóm chất cần thiết mỗi ngày tùy giai đoạn bệnh. Đâu đó có những quan niệm bồi bổ quá mức trong một thời gian ngắn các thực phẩm giàu dưỡng chất như thịt cá, cua biển, gà, bò, nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rùa.. nhồi nhét vào cơ thể như vậy là không hợp lý.

Bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật, hóa xạ trị thường ăn uống kém, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm rõ rệt. Trong giai đoạn này nếu tích cực bồi bổ không những cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết được mà còn làm trì trệ chức năng hệ tiêu hóa, không có lợi cho sự cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh. 

Nhung kieng ky sai lam khi cham soc benh nhan ung thu

Việc bồi bổ không nên dồn cùng một lúc mà cần phải từ từ, phù hợp với từng giai đoạn bệnh và khả năng làm việc của hệ tiêu hóa trong cơ thể, cần hỏi ý kiến bác sĩ khi chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh. Nếu người bệnh ăn uống không đủ 50% so với nhu cầu khuyến nghị kéo dài, cần thiết phải can thiệp dinh dưỡng đường tĩnh mạch phối hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Trên thị trường hiện nay rất nhiều thực phẩm được ví như "siêu thực phẩm" có tác dụng ngăn ngừa và chưa khỏi ung thư - đó là một hoang tưởng.

Thực tế, chưa có 1 minh chứng hay nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ các loại siêu thực phẩm đó có tác dụng ngăn ngừa hay chữa khỏi bệnh ung thư. Mà chỉ là lời đồn truyền tai nhau. Mỗi thực phẩm đều mang đến lợi ích nhất định nhưng không có nghĩa là chúng thần thánh như lời đồn đến mức ngăn ngừa hay chứa khỏi hoàn toàn ung thư.

Bệnh nhân ung thư muốn tìm mọi cách để chữa trị bằng, nhưng các bác sĩ khuyên bạn nên cảnh giác với bất cứ điều gì được dán nhãn là phép lạ chữa bệnh, đặc biệt là những lời quảng cáo hấp dẫn.

Kiêng hoàn toàn thịt đỏ

Kiêng hoàn toàn thịt đỏ là một trong những phương châm của người bệnh ung thư thường truyền tai nhau để không ảnh hưởng đến việc điều trị. Tuy nhiên, việc “kiêng” hoàn toàn thịt đỏ lại dẫn đến tình trạng thiếu một số dưỡng chất như sắt, kẽm và vitamin B12. Đầy đều là những chất rất cần thiết cho việc tạo hồng cầu và haemoglobin.

Nhung kieng ky sai lam khi cham soc benh nhan ung thu

Vì thế, các chuyên gia cho hay, người bệnh ung thư vẫn nên bổ sung thịt đỏ trong thực đơn hàng ngày với một lượng vừa phải như 1-2 bữa/tuần. Đồng thời, không nên ăn thịt đỏ thường xuyên hoặc tiêu thụ loại có nhiều mỡ.

Không ăn sữa và thực phẩm chế biến từ sữa

Đến nay chưa có bằng chứng nào chứng minh về nhận định cho rằng, rbGH – loại hormone tăng trưởng tổng hợp được tiêm vào bò sữa để chúng lớn nhanh và cho nhiều sữa hơn có thể gây hại cho sức khỏe, làm tăng nồng độ các hóa chất trong cơ thể và có nguy cơ dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, ở một số nước đã cấm sử dụng hormone này. Điều này chưa hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Nhung kieng ky sai lam khi cham soc benh nhan ung thu

Theo Cục quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ, các chuyên gia ung thư cho biết, việc sử dụng rbGH nếu trong mức giới hạn sẽ không gây hại về mặt sinh học cho cơ thể người, và cũng chưa có lý do dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì thế, các chuyên gia đều không khuyên bệnh nhân từ bỏ hoàn toàn sữa bò và các chế phẩm từ sữa.

Không đến dự đám tang

Quan niệm khi bị ung thư không được đến đám tang vì làm vậy sẽ nhanh chết. "Đó là những quan niệm sai lầm, khi kiêng khem như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh tình, tâm lý, dinh dưỡng, thậm chí đến tính mạng”  GS-TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc BV K Trung ương nhấn mạnh. 

“Việc đi đám tang và bệnh ung thư không liên quan đến nhau. Cho đến nay không có cơ sở khoa học nào và không có tài liệu nghiên cứu nào cho rằng đi đám tang về thì bệnh ung thư sẽ tái phát. Bởi ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Chỉ trừ trường hợp những bệnh nhân phát hiện bệnh muộn, dù đã phẫu thuật nhưng một số tế bào ung thư vẫn còn và “nấp” ở đâu đó trong cơ thể, sau đó tế bào ung thư phát triển, bệnh tái phát thì mọi người cho rằng hai sự việc có liên quan đến nhau, dù chỉ là trùng hợp hoặc tình cờ" - GS-TS Đức giải thích.

 Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp