Có nhiều loại thịt rất ngon và tốt cho sức khỏe nhưng nội tạng của chúng lại có thể dẫn tới ngộ độc, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng nếu ăn phải.
![]() |
Ảnh minh họa |
1. Mật cá trắm
Theo các chuyên gia, thịt cá trắm rất tốt cho sức khỏe, nhưng mật cá trắm có chứa chất Alcool gây xuất huyết, tổn thương nội tạng, nhất là ống thận. Cá trắm có trọng lượng càng lớn thì chất độc càng cao.
Những biểu hiện trúng độc sau khi uống mật cá trắm như: đau bụng, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, mắt vàng, phản ứng chậm, chân phù, co giật. Nếu không kịp thời cấp cứu, người bệnh sẽ tử vong.
Vì vậy, khi chế biến bạn cần lưu ý loại bỏ hết phần mật cá, cẩn thận tránh làm vỡ mật sẽ bị lây lan sang phần thịt.
2. Gan và trứng cóc
Thịt cóc rất tốt cho sức khỏe, nhất là trẻ em suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không nên ăn gan và trứng cóc. Hoặc trong quá trình làm thịt, nếu những bộ phận này vướng vào thịt cóc cũng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo đó, nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc), gan và buồng trứng có chứa chất cực độc là bufotoxine. Chất này có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn.
![]() |
Ảnh minh họa |
Triệu chứng ngộ độc gan và trứng cóc thường xuất hiện khoảng 1-2 giờ sau khi ăn. Đối với những người uống rượu, bia, triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sớm hơn. Các biểu hiện ngộ độc như: bị chướng bụng, đau bụng trên rốn, nôn mửa, tiêu chảy, hồi hộp, tim đập nhanh.
Sau đó, nạn nhân có thể rơi vào tình trạng truỵ tim mạch, chóng mặt, rối loạn cảm giác, vã mồ hôi lạnh, khó thở, ngừng thở, ngừng tim. Ngoài ra, nếu không may để nhựa cóc bắn dính trực tiếp, niêm mạc mắt sẽ bị bỏng rát và phù nề.
3. Gan và trứng cá nóc
Cá nóc có chứa độc tố vô cùng nguy hiểm là tetrodotoxin (C11H17O8N3) - chất độc thần kinh. Chất này có thể gây tiêu chảy, liệt cơ, loạn thần kinh, mất trí nhớ, thậm chí gây nguy cơ tử vong cao. Chất độc này có thể tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ nên khi nấu chín hay phơi khô, sấy vẫn tồn tại.
Thịt cá nóc không độc, nhưng khi cá chết, ươn hoặc va đập, chất độc có thể từ các bộ phận có độc sẽ ngấm vào và gây độc toàn bộ. Những bộ phận chứa chất độc của cá nóc như: mắt, buồng trứng, gan, bộ phận sinh dục, da và máu.
Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tránh ăn cá nóc đã chế, ươn. Khi đánh bắt, cần phải lột nội tạng của cá nóc ngay lập tức. Đối với những người không có kinh nghiệm, tốt nhất nên tránh xa loại cá này.
Hằng Ni
Theo tạp chí Sống Khỏe