Hợp tác quảng cáo

Những người từng nhiễm COVID-19 có cần tiêm vắc xin nữa hay không?

10:00 AM | 25/12/2020 -
Khỏe +

Ngay cả khi bạn đã từng mắc COVID-19 và được chữa khỏi, việc tiêm vắc xin vẫn giúp ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm và giảm nguy cơ bị bệnh trở lại.

COVID-19 hiện là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều nước trên thế giới. Mỗi ngày, virus này giết chết nhiều người hơn so với bệnh tim hoặc ung thư. Để giúp ngăn chặn làn sóng ồ ạt của căn bệnh đe dọa tính mạng này, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã và đang nghiên cứu để phát triển vắc xin.

Tại Mỹ, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho loại vắc xin đầu tiên do Pfizer và BioNTech phát triển. EUA cho phép phân phối vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 trên khắp nước Mỹ. Vắc xin này đã được phát triển để ngăn ngừa COVID-19 ở những người từ 16 tuổi trở lên.

Khả năng miễn dịch tự nhiên có thể suy yếu

Khi một người nào đó mắc COVID-19, hệ thống miễn dịch của họ học cách nhận ra virus và bắt đầu sản xuất kháng thể để chống lại nó. Nếu người đó khỏi bệnh, họ có thể có miễn dịch chống lại sự tái nhiễm virus trong một thời gian sau đó. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp là khả năng miễn dịch kéo dài trong bao lâu.

Nhung nguoi tung nhiem COVID-19 co can tiem vac xin nua hay khong?

Khi một người nào đó mắc COVID-19, hệ thống miễn dịch của họ học cách nhận ra virus và bắt đầu sản xuất kháng thể để chống lại nó.

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết, hiện vẫn chưa có kết luận về khả năng miễn dịch do nhiễm bệnh sẽ tồn tại trong bao lâu. Tuy nhiên các nghiên hiện đang nghiêng về khoảng 3-4 tháng. Sau thời gian đó, khả năng miễn dich với loại virus này sẽ tự suy yếu đi.

Tiêm chủng giúp tăng cường khả năng miễn dịch chống lại COVID-19

Trong một thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra, Pfizer và BioNTech đã nghiên cứu vắc xin của họ ở những người có và không có tiền sử tiếp xúc với virus. Nghiên cứu cho đến nay đã phát hiện ra vắc xin này có hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa COVID-19. Phát hiện này chứng tỏ việc tiêm vắc xin giúp ngăn ngừa tái nhiễm ở những người đã tiếp xúc với virus cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm ở những người không có tiền sử phơi nhiễm.

Dữ liệu từ thử nghiệm giai đoạn 2/3 đối với vắc-xin Pfizer-BioNTech cho thấy vắc xin này an toàn và có khả năng hiệu quả ở những người có bằng chứng nhiễm COVID-19 trước đây. Do đó, vắc xin nên được cung cấp cho tất cả mọi người bất kể tiền sử nhiễm trùng có triệu chứng hay không triệu chứng trước đó.

Một người đã từng mắc COVID-19 có thể tiêm vắc xin khi nào?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyên rằng những người có tiền sử đã mắc COVID-19 có thể đợi đến gần 90 ngày sau khi nhiễm bệnh để tiêm phòng. Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm, nhưng các bằng chứng hiện có cho thấy rằng việc tái nhiễm virus này là rất hiếm trong vòng 90 ngày kể từ ngày lây nhiễm ban đầu.

Nếu ai đó hiện đang có các triệu chứng hoạt động của COVID-19, CDC khuyến nghị nên chờ tiêm vắc xin cho đến khi họ hồi phục và đáp ứng các tiêu chí để chấm dứt cách ly.

Một số tác dụng phụ của việc tiêm vắc xin

Thuốc chủng ngừa Pfizer-BioNTech COVID-19 có thể có dụng phụ. Tuy nhiên, nghiên cứu đang diễn ra cho thấy các tác dụng phụ có xu hướng nhẹ và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Trong trường hợp này, nguy cơ xảy ra một số phản ứng bất lợi đối với vắc-xin là thấp và lợi ích của việc có khả năng miễn dịch kéo dài đối với COVID-19 là đáng kể.

Tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất liên quan đến vắc xin COVID-19, Pfizer-BioNTech là đau xung quanh vết tiêm. Một số người được tiêm vắc-xin đã phát triển các tác dụng phụ khác như mệt mỏi, đau đầu và đau cơ, có xu hướng hết trong vòng một ngày hoặc lâu hơn.

Nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin dường như rất thấp. Tuy nhiên, một số nhóm người có thể đối mặt với nguy cơ phản ứng phụ cao hơn những nhóm khác. Chẳng hạn, nếu bạn có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên tiêm vắc xin.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp