Hợp tác quảng cáo

Những sai lầm sau tiêm vaccine khiến bạn có nguy cơ tái nhiễm COVID-19

9:00 PM | 05/07/2021 -
Khỏe +

Trong khi biến thể Delta đang tàn phá trên khắp thế giới, số người bị tái nhiễm hoặc mắc bệnh COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng. Nhiều người trong số đó là những người đã được tiêm chủng một phần hoặc đã tiêm cả hai liều vaccine.

Điều gì làm tăng nguy cơ tái nhiễm COVID-19 sau khi được tiêm chủng?

Mặc dù khả năng mắc phải COVID-19 sau khi đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn ở ngưỡng thấp nhưng sự xuất hiện của các biến thể nguy hiểm hơn như biến thể Delta khiến mọi người phải chú ý hơn. Người ta suy đoán rằng biến thể Delta có khả năng vượt qua các kháng thể do vaccine tạo ra, và do đó, làm giảm khả năng miễn dịch.

Nhung sai lam sau tiem vaccine khien ban co nguy co tai nhiem COVID-19

Nguy cơ tái nhiễm và lây nhiễm COVID-19 cũng tăng gấp đôi đối với những người có khả năng miễn dịch yếu - (Ảnh: Timsofindia).

Nên nhớ rằng, các loại vaccine hiện có vẫn đang được giám sát và nghiên cứu ở một mức độ nào đó. Chúng chủ yếu có tác dụng giảm thiểu nguy cơ lây truyền và mức độ nghiêm trọng với virus, do đó mọi người vẫn dễ bị nhiễm trùng, dù ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.

Nguy cơ tái nhiễm và lây nhiễm cũng tăng gấp đôi đối với những người có khả năng miễn dịch yếu, mắc các tình trạng sức khỏe khiến vaccine kém hiệu quả hơn. Nguy cơ lây nhiễm chỉ giảm thiểu khi một người đã được tiêm cả hai liều vaccine và khả năng miễn dịch đã được hình thành.

Một số sai lầm làm tăng nguy cơ tái nhiễm COVID-19 sau tiêm chủng

Ngoài những yếu tố trên, có một số sai lầm mà một người dù được tiêm chủng đầy đủ cần phải tránh để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

1. Không đeo khẩu trang hay duy trì khoảng cách

Với việc virus vẫn không ngừng đột biến, đại dịch vẫn chưa thể kết thúc. Do đó, việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cơ bản, chẳng hạn như đeo khẩu trang và tuân theo các biện pháp giãn cácha xã hội vẫn còn rất cần thiết.

Tiêm vaccine không đảm bảo cho bạn được bảo vệ đầy đủ mà chỉ là một phương pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Vì việc tiêm chủng toàn cộng đồng sẽ mất thời gian để hoàn thành, vì vậy, nếu bạn đang ở nơi công cộng với nhiều người xung quanh, hãy cân nhắc việc giữ nguyên khẩu trang.

2. Bị suy giảm miễn dịch

Vaccine cung cấp một mức độ bảo vệ đáng kể khi bạn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số bằng chứng đã chỉ ra rằng các loại vaccine hiện đang được phê duyệt có thể không hiệu quả hoặc có hiệu quả thấp đối với những người có khả năng miễn dịch kém, hoặc sức khỏe yếu.

Nhung sai lam sau tiem vaccine khien ban co nguy co tai nhiem COVID-19

Các loại vaccine hiện đang được phê duyệt có thể không hiệu quả hoặc có hiệu quả thấp đối với những người có khả năng miễn dịch kém, hoặc sức khỏe yếu. - (Ảnh: Timesofindia).

Đặc biệt, một số tình trạng sức khỏe, bao gồm ung thư và các tình trạng tự miễn dịch cũng làm suy yếu tỷ lệ hiệu quả của vaccine và cung cấp khả năng bảo vệ kém hơn. Những người bị suy giảm miễn dịch nên tiếp tục thực hành các biện pháp đề phòng bổ sung, hạn chế các hoạt động nếu có thể vì họ có nguy cơ nhiễm COVID-19 và mức độ nghiêm trọng cao hơn.

3. Tụ tập đông người

Với sự hoạt động mạnh mẽ và các trường hợp liên quan đến biến thể mới không ngừng gia tăng, nếu không cẩn thận, bạn vẫn sẽ có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 mặc dù đã được tiêm phòng.

Nếu bạn đã được chủng ngừa, hãy xem xét cẩn thận các sự kiện hoặc nơi bạn đến thăm trước khi đưa ra quyết định. Theo hướng dẫn của chuyên gia, các cuộc tụ họp ngoài trời vẫn an toàn hơn các địa điểm trong nhà với ít thông gió hơn. Trong trường hợp cần thiết, các cuộc tụ họp nhỏ hơn với những người thân thiết, gần gũi là điều đáng khích lệ.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 là vô cùng cần thiết để tránh nguy cơ lây lan và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mặc dù vậy, do sự thiếu hụt về nguồn cung và các vaccine vẫn đang trong quá trình giám sát và nghiên cứu thêm, việc bảo vệ bản thân bằng cách tăng cường sức khỏe và đảm bảo duy trì các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng, đặc biệt với sự xuất hiện các biến thể mới.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp