Gout là bệnh hình thành do sự lắng đọng các tinh thể axit uric tại các khớp do nồng độ axit uric trong máu tăng cao.
Nồng độ axit uric cao một mặt có liên quan đến men chuyển hóa axit uric trong cơ thể, mặt khác có mối quan hệ rất mật thiết với thói quen ăn uống của một người. Nhiều người thích ăn thực phẩm chứa nhiều purin, sẽ khiến nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao.
Đây là lý do tại sao những người bị bệnh gout và tăng acid uric máu được khuyên nên kiểm soát lượng purin nạp vào cơ thể.
Một nguồn purin chính khác mà nhiều người không biết, mặc dù bản thân một số thực phẩm không chứa purin, nhưng một số thành phần nhất định trong đó có thể thúc đẩy cơ thể tổng hợp nhiều purin hơn, dẫn đến tăng axit uric.
Về chế độ ăn uống, ăn ít hải sản và uống ít bia là đúng, nhưng nhiều người thường bỏ qua một chi tiết rất quan trọng khác, đó là đường fructose.
Gout là bệnh hình thành do sự lắng đọng các tinh thể axit uric tại các khớp do nồng độ axit uric trong máu tăng cao. |
Tác động của đường fructose đối với bệnh gout đã được nghiên cứu khoa học phát hiện trong những năm gần đây. Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Anh cho thấy việc uống nước ngọt có đường, nước và nước ép trái cây giàu đường fructose có liên quan mật thiết đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Trong số đó, đồ uống có đường là đại diện tiêu biểu. Fructose có liên quan đến sự gia tăng axit uric, sau khi vào cơ thể sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất và thúc đẩy quá trình tổng hợp purine, dẫn đến tăng sản xuất axit uric.
1. Đồ uống ngọt: Tất cả các loại đồ uống ngọt trên thị trường, bao gồm đồ uống có ga, nước ép trái cây và những loại đồ uống chức năng, đều là một trong những nguồn chứa nhiều đường fructose nhất, bệnh nhân gout nên thận trọng khi uống.
Các loại đồ uống ngọt trên thị trường đều là một trong những nguồn chứa nhiều đường fructose nhất, bệnh nhân gout nên thận trọng khi uống. |
2. Mật ong: Mặc dù mật ong có giá trị dinh dưỡng cao nhưng hàm lượng đường fructose cao tới 70%, người bệnh gout phải ăn điều độ.
3. Trái cây chứa nhiều đường fructose: Xoài, vải thiều, dưa đỏ, dưa hấu, dưa bở… mà chúng ta thường ăn đều là những loại trái cây có hàm lượng đường cao.
Ngoài ra còn có một số loại trái cây là nguồn fructose ẩn, chẳng hạn như cam quýt, đào, mận, mơ,… chứa nhiều sucrose hơn, một nửa trong số đó sẽ được chuyển hóa thành fructose sau khi dị hóa, điều này cũng cần được chú ý.
Trái cây rất giàu dinh dưỡng, khống chế trong vòng 500g một ngày không có vấn đề gì, nhưng đừng ăn quá nhiều.
4. Bánh ngọt nướng: Bánh rán, bánh quy, bánh ngọt, bánh hạnh nhân, bánh sừng bò… đều là những thực phẩm chứa nhiều đường, lưu ý không nên ăn quá nhiều để tránh tăng axit uric.
Các loại bánh ngọt đều là những thực phẩm chứa nhiều đường, lưu ý không nên ăn quá nhiều để tránh tăng axit uric. |
5. Các loại sirô: Sirô ngô, chất làm ngọt từ ngô,… Những loại sirô này có hàm lượng đường fructose cao nên thường được dùng thay đường và thường được dùng nhiều nhất để làm món tráng miệng.
Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn, người bị bệnh gout nên thực hiện hai điểm này:
Uống nhiều nước và bỏ rượu: Uống nhiều hơn 1500ml nước mỗi ngày, uống nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và bài tiết nước tiểu, đồng thời giúp cơ thể bài tiết axit uric. Kiêng rượu bia, rượu bia ức chế bài tiết axit uric.
Tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng: Tập thể dục cường độ vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày, chú ý tránh tập quá sức hoặc chấn thương, người béo phì nên giảm cân để giữ cân nặng ở mức bình thường.
Xem thêm: Chán luộc gà, bạn hãy thử làm theo cách này nhé, món lạ ai cũng thích thú
Thanh Thanh
Theo Ngơời đưa tin