Hợp tác quảng cáo

Những triệu chứng gây khó chịu trong 'ngày đèn đỏ' và cách khắc phục

4:08 PM | 16/04/2019 -
Khỏe +

Kỳ kinh nguyệt luôn là nỗi khổ thầm kín hàng tháng của hội con gái với những triệu chứng đau bụng, đau lưng, tăng cân mất kiểm soát... Để hạn chế những triệu chứng trên, chị em cần lưu ý những cách khắc phục sau đây.

Mụn trứng cá

Theo Womansday, trong kỳ kinh nguyệt, hormone thay đổi khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh, nhất là vùng chữ T. Sự tăng hoạt động của tuyến bã nhờn kết hợp với tác động của vi khuẩn sẽ dẫn tới hình thành mụn trứng cá. Những người da nhờn có thể gặp mụn bọc, mụn mủ. Hiện tượng mụn trứng cá sẽ giảm dần trong 5 - 7 ngày sau chu kỳ.

Nhung trieu chung gay kho chiu trong 'ngay den do' va cach khac phuc

Cách xử lý: Để giảm sự xuất hiện của mụn trứng cá trong ngày đèn đỏ, bạn gái nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt thích hợp, thường xuyên tẩy da chết và chú ý thực hiện chế độ ăn lành mạnh, hạn chế chất kích thích (cà phê, rượu bia, thuốc lá...). Trong khoảng 1 tuần trước kỳ kinh nguyệt, bạn gái nên ngủ nhiều hơn 1 giờ so với ngày thường và chú ý đảm bảo chế độ ăn nhiều rau xanh hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Đau lưng, mệt mỏi

Cứ mỗi lần đến tháng, ngoài đau bụng nhiều chị em còn phải chịu đựng cảm giác khó chịu như: đau lưng tức ngực, nhức mỏi cơ bắp, tiêu chảy do rối loạn chuyển hóa hoóc môn.

Thậm chí, khi "đến tháng", không ít chị em còn gặp nhiều phiền toái khi bị rong kinh hay rối loạn kinh nguyệt.

Nhung trieu chung gay kho chiu trong 'ngay den do' va cach khac phuc

Cách xử lý: Chị em vẫn có thể lao động bình thường nhưng nên tranh thủ nghỉ ngơi và tránh căng thẳng, hạn chế các hoạt động nặng nhọc, công việc ngâm mình suốt ngày dưới nước, không nên đi xa, ngồi lâu vì dễ mệt mỏi, khó chịu.

Thay đổi cảm xúc, tâm lý

Nhiều chị em thường bị chứng căng thẳng hay còn gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt do sự thay đổi của nội tiết tố. Đây là một hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ, chỉ có mức độ biểu hiện khác nhau.

Một số chị em dễ nổi cáu, trạng thái tình cảm thay đổi thất thường, hay sốt ruột, nôn nóng, có người còn trở nên suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận mọi việc nặng nề hơn bình thường... Những triệu chứng này thường diễn ra khoảng 1-2 tuần cuối của chu kỳ và mất sau khi có kinh hoặc kéo dài đến hết ngày có kinh. 

Nhung trieu chung gay kho chiu trong 'ngay den do' va cach khac phuc

Cách xử lý: Bạn có thể tập yoga, ngồi thiền tĩnh tâm, cố gắng thư giãn, thả lỏng bản thân và ngủ đủ để vượt qua cảm giác nặng nề, khó chịu trong những ngày "đèn đỏ". 

Tăng cân không kiểm soát

Bình thường, bạn có thể rất chú ý tới việc giữ dáng và có thể quyết tâm bỏ qua những thực phẩm giàu carbohydrat. Vậy nhưng khi kỳ “đèn đỏ” tới, trọng lượng của bạn tăng vù vù dù bạn vẫn ý thức tới việc không sử dụng thực phẩm béo. Điều này được lý giải là do cơ thể giữ nước vào những ngày này.

Nhung trieu chung gay kho chiu trong 'ngay den do' va cach khac phuc

Cách xử lý: bạn có thể uống những loại nước giúp lợi tiểu hoặc tập yoga, thiền để cơ thể không bị giữ nước.

Thèm ăn

Thèm ăn là hiện tượng thuờng thấy khi chị em đến ngày “đèn đỏ” do nồng độ hormone cortisol tăng cao - một loại hormone làm tăng đường huyết và kháng miễn dịch, khiến bạn luôn có cảm giác thèm ăn đồ ngọt, thực phẩm béo.

Nhung trieu chung gay kho chiu trong 'ngay den do' va cach khac phuc

Cách xử lý: Chị em có thể chuẩn bị trước những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin. Tuy nhiên, hãy nhớ là nên tránh sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối bởi chúng sẽ khiến tình trạng trữ nước trong cơ thể tăng cao hơn.

Đau bụng dưới

Nếu đã thử mọi cách nhưng bạn vẫn phải đối mặt với những cơn co thắt ở tử cung, hãy thử những cách sau đây để xoa dịu chúng:

Uống trà thảo mộc để giúp xoa dịu lại cơ thể, chống lại những cơn đau. Bạn nên dành một chút thời gian tĩnh lặng để thư giãn tâm hồn. Ngoài nghe nhạc, đọc sách, xem phim, bạn có thể tìm đến thiền định.

Nhung trieu chung gay kho chiu trong 'ngay den do' va cach khac phuc


Nếu bị đau bụng nhiều thì bạn nên chườm ấm bụng để máu lưu thông tốt. Khi tử cung giảm co thắt, những cơn đau cũng giảm dần. Bạn có thể dùng túi chườm nóng hoặc dùng chai nước nóng để chườm ấm vài lần trong ngày sẽ giúp cơ thể thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học

Trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm như:

Thực phẩm giàu omega – 3, một loại axit béo đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra hormone. Vì thế, nó giúp điều chỉnh lưu lượng kinh nguyệt hiệu quả. Ngoài cá hồi, cá ngừ bạn có thể bổ sung omega – 3 bằng những thực phẩm khác như hạt lanh, quả óc chó, dầu đậu nành, đậu phụ…

Chuối: Rất nhiều bạn gái gặp tình trạng chuột rút khó chịu vào trước và trong ngày “đèn đỏ”. Tình trạng này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng không ít cho mọi hoạt động hàng ngày. Bạn nên bổ sung chuối vào những ngày “đèn đỏ”. Chuối giàu hàm lượng potassium có thể chống lại chứng chuột rút hiệu quả. Vào những ngày nhạy cảm này thì chuối cực kỳ tốt cho cơ thể con gái nhé.

Socola đen: Nếu bạn là người thích socola thì hãy nhớ thưởng thức vài thanh socola trong những ngày “đèn đỏ”. Đặc biệt là socola đen chứa nhiều chất chống oxy hoá giúp tăng tuần hoàn máu và giảm huyết áp. Ngoài ra, socola đen còn chứa magie giúp giảm mệt mỏi, đau bụng kinh hiệu quả.

Rau bina: Nếu bạn thường bị mụn trứng cá vào ngày “đèn đỏ” thì hãy thử ăn nhiều rau bina hơn. Rau bina cung cấp hàm lượng vitamin A cao giúp làm giảm mụn trứng cá. Đồng thời, hạn chế khô da và giúp bảo vệ da khỏi tia UV gây hại. Ngoài ra, rau bina cũng là một nguồn canxi tuyệt vời có thể làm giảm các triệu chứng PMS như nhức đầu, chuột rút, buồn nôn.

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp