Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Quang Sáng, Chủ nhiệm Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Quân y 354, Hà Nội cho biết: Việc phòng ngừa bệnh loãng xương không khó chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.
Chế độ dinh dưỡn để phòng tránh loãng xương
Sữa tất nhiên là món không nên quên, nhưng với nhiều người không dung nạp được sữa tươi thì sữa chua là biện pháp nên được chú trọng hơn. Các loại hải sản như tôm, cá, cua, sò biển có nhiều dầu omega-3 sẽ giúp tăng lượng canxi cho người bệnh.
Các loại đậu phộng, dầu mè là nguồn thực phẩm giúp chống lại quá trình lão hóa hiệu quả, ngoài ra chúng còn chứa nhiều magie giúp bổ sung dưỡng chất cho người loãng xương.
Vitamin D có thể vào cơ thể thông qua con đường ăn uống và hấp thụ ánh sáng mặt trời. Đối với trẻ em, việc kiêng cho trẻ mới sinh ra ngoài ánh nắng mặt trời sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin D.
Nên tránh các loại thực phẩm như các loại nước ngọt có gas vì hợp chất phospho, muối natri là kẻ thù thường có nhiều trong các loại thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích…Các hóa chất này là kẻ thù gây ra bệnh loãng xương.
Không uống trà, cà phê, rượu… sẽ ngăn cản sự hấp thu calci qua niêm mạc đường tiêu hoá.
Điều trị loãng xương
Nghỉ ngơi tuyệt đối, bệnh nhân phải nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế dựa. Tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người...
Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp luyện tập các bài tập vật lý trị liệu giúp kéo giãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị liệu, hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến...
Hiện nay, trong điều trị loãng xương, các chuyên gia thường dùng một số loại thuốc giúp giảm đau, chống viêm không steroide, phong bế rễ thần kinh bằng corticoid hay novocain kết hợp với vitamin B12. Thuốc giãn cơ, an thần, vitamin nhóm B liều cao kết hợp với axit folic. Với những bệnh nhân mắc bênh ở giai đoạn nặng ảnh hưởng tới cột sống thì phải dùng phương pháp phẫu thuật kết hợp với việc dùng thuốc để điều trị.
H.T
Theo tạp chí Sống Khỏe