Rối loạn tiền đình là bệnh dai dẳng kéo dài và thường hay tái phát, làm cơ thể suy yếu và mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và cuộc sống.
Cơ quan tiền đình nằm trong xương thái dương, rất gần với ốc tai, có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế và dáng bộ; trong phối hợp các cử động của mắt, đầu và thân mình; trong việc duy trì ánh mắt nhìn cố định vào một vật nào đó.
Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp ở người trung niên từ 30-50 tuổi và cơn đầu tiên thường phát vào tuổi trước 50.
Rối loạn tiền đình là bệnh dai dẳng, dễ tái phát. Vì vậy cần có lối sống lành mạnh mới mong hết bệnh. (Ảnh minh họa) |
Nguyên nhân thường gặp khi bị rối loạn tiền đình
- Giai đoạn tiền mãn kinh, đây là lúc nội tiết tố nữ trong cơ thể bị sụt giảm, hệ nội tiết có sự rối loạn hoạt động nên rất hay gặp như: thay đổi tính tình, hay cáu gắt, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai, kinh nguyệt thất thường có thể gặp như thiểu kinh, rong kinh, kinh lúc có lúc không, toát mồ hôi đặc biệt là vào ban đêm, nóng trong người, thỉnh thoảng có cơn bốc hoả và cảm giác lạnh trong người…
- Do suy nhược cơ thể, làm việc căng thẳng, quá sức, do sức ép tinh thần khi gặp các biến cố trong cuộc sống, hoặc do tình trạng thiếu ngủ, biếng ăn kéo dài…
- Do môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống...), tuần hoàn kém và các vấn đề thần kinh, tâm lý, tạo máu…
Những dấu hiệu nhận biết bị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là căn bệnh không dễ nhận biết, nó âm thầm ủ bệnh và đến một lúc nào đó bùng phát, có thể gây ra tai biến mạch máu não dẫn đến tử vong hoặc nằm liệt giường.
Theo nguyên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ thì tỷ lệ người bị mắc các bệnh rối loạn tiền đình có nguy cơ tai biến mạch máu não rất cao chiếm tới 70%. Cứ 100 người bị tai biến thì có đến 20-25% tử vong, 20% phục hồi được 90% trở lên và số còn lại có di chứng như liệt, méo miệng, run rẩy tay chân và cần sự chăm sóc của gia đình đến hết đời. |
- Bệnh thường xảy ra rất bất ngờ, khi thì lúc nửa đêm gần sáng, khi tỉnh dậy không ngồi lên được do hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và có thể nôn, người lao đao, choáng váng, mất thăng bằng…
- Có cảm giác là cơ thể hoặc sự vật chung quanh đang quay hoặc di động, mất thăng bằng, đi đứng không vững, phải vịn vào vật tựa nào đó mới đứng lên và bước tới được.
- Đầu nhẹ tênh, muốn xỉu ngã, yếu, mệt, kém tập trung, mắt mờ khi quay cổ, cử động đầu, buồn nôn, ói mửa…
- Bệnh hay tái phát, gây khó chịu, các triệu chứng xuất hiện bất thường trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn.
Muốn chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình cần đi khám bệnh để xác định chắc chắn. Tùy theo sự mô tả của người bệnh về tình trạng bệnh của bản thân mình mà bác sỹ sẽ có định hướng trong việc cho làm thêm các xét nghiệm gì và những can thiệp gì thích hợp.
Chữa rối loạn tiền đình không quá khó
Khi mắc phải những triệu chứng rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến khám ở chuyên khoa nội thần kinh, hoặc chuyên khoa tai-mũi-họng, để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân mà có hướng chữa trị thích hợp. Việc chữa trị rối loạn tiền đình phần lớn là điều trị nội khoa và cần đề phòng, tránh để bệnh tái phát, nhất là với rối loạn tiền đình ngoại biên.
Việc khống chế những cơn chóng mặt “khủng khiếp” là rất cần thiết và phải kịp thời. Để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa. Nếu buồn nôn thì cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải cho uống bù nước và điện giải; orezol là dung dịch được lựa chọn. Xen kẽ cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng. Việc dùng thuốc nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài việc dùng thuốc, cần tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác, ví dụ tập đốt sống cổ cần quay trái, quay phải, ngả đầu về sau, cúi đầu xuống phải từ từ không vội vàng, mỗi lần tập như vậy cũng chỉ kéo dài từ 5-10 phút, không nên tập kéo dài thời gian. Tránh thay đổi tư thế đột ngột hoặc tiếp xúc với chất dị ứng, những mùi lạ gây kích thích.
Những bài tập giúp thăng bằng thích nghi với các thay đổi về tư thế cơ thể trong không gian khoảng 80%. Massage vùng gáy giúp lưu thông máu tốt và đem lại những cải thiện đáng kể. Tránh chọn công việc phi công, tàu biển, diễn viên xiếc, nhảy dù… hay làm những việc nguy hiểm ở độ cao. Khi có cơn chóng mặt, bạn không được lái xe, trèo cao và dừng công việc khi cần.
Những lưu ý cho người bị rối loạn tiền đình
- Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính bởi nó là tác nhân gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
- Người bị rối loạn tiền đình khi bị chóng mặt và rất hay bị mất thăng bằng cơ thể, có thể tăng nguy cơ té ngã, gãy xương hông…
- Hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá, các chất liệu hoặc thực phầm có mùi vị kích thích.
- Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường hay bị choáng váng.
- Giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt. Tránh leo trèo cao để không gây tai biến bất ngờ.
- Ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt, dừng mọi công việc đang làm, giữ tinh thần thanh thản, thoải mái.
- Rối loạn tiền đình nếu không điều trị nếu bệnh nặng hơn có thể gây tai biến mạch máu não gây tử vong hoặc bán thân bất toại nằm liệt giường cần sự chăm sóc của người thân đến hết đời…
Các món ăn điều trị rối loạn tiền đình Theo kinh nghiệm điều trị của Đông y, - Nấm mộc nhĩ trắng (15-20g) nấu canh với thịt heo nạc (50g) và 1 quả táo đỏ, ăn lúc đói. - Trà xanh hoặc đen (5g) nấu với vỏ quýt (10g) cùng với 1/2 lít nước, đun sôi 5-10 phút. Dùng uống sau bữa ăn. - Gừng khô nướng sơ (6-8g), cam thảo tẩm mật nướng (4g), sắc với 750ml nước cho đến lúc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. - Xác ve sầu (30g) tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần sau khi ăn cơm, mỗi lần uống 2-3g với nước pha ít rượu. - Hoa cúc trắng (6-8g) tán bột ngâm với nước sôi 5-10 phút, uống sau bữa ăn. |
Theo tạp chí Sống Khỏe