Thường xuyên ăn đồ ăn mua sẵn bên ngoài sẽ có hại cho sức khỏe. Điều này là bởi hầu hết đồ ăn sẵn được chế biến với nhiều dầu và muối, cấu trúc món ăn đơn lẻ, khẩu phần ăn không cân đối. Bạn thậm chí còn phải lo lắng về việc liệu các nguyên liệu có tươi và an toàn để ăn hay không.
Do đó, việc tự nấu ăn tại nhà mang lại rất nhiều lợi ích như bữa ăn ngon, tốt cho sức khỏe và tiết kiệm. Nhưng chỉ có một điều mà tất cả các bà nội trợ cần chú ý đó là phải tránh xa sát thủ bụi mịn PM2.5 từ trong nhà bếp.
Bụi PM2.5 nhà bếp hay còn gọi là sát thủ bếp là điều không thể tránh khỏi đối với những ai thường xuyên nấu ăn. PM2.5 là hạt mịn trong không khí, khi đun nấu dầu mỡ sẽ bốc hơi sau khi đốt ở nhiệt độ cao và sau khi trộn với thức ăn sẽ tạo ra nhiều hạt có thể hít phải, trong đó có PM2.5.
Khi nấu nướng, nồng độ PM2.5 trong bếp sẽ tăng lên hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần. |
Mọi người có thể không chú ý đến sự tồn tại của nó, nhưng theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí học thuật quốc tế về Ung thư phổi: khói dầu ăn làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở phụ nữ không hút thuốc lên 3,79 lần. Kết quả nghiên cứu này cũng cảnh tỉnh mọi người đam mê nấu nướng.
Trong một chương trình của "Star Lab", người dẫn chương trình đã thử nghiệm giá trị PM2.5 khi không bật máy hút mùi khi nấu ăn. Giá trị này nhanh chóng tăng lên 415, đây là mức ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. Có thể thấy cơ thể sẽ phải chịu nhiều thiệt hại như thế nào nếu không bật máy hút mùi mỗi ngày.
Các chuyên gia cũng cho biết rằng, khi nấu nướng, nồng độ PM2.5 trong bếp sẽ tăng lên hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần. Trên thực tế, ngoài khói thuốc thụ động, hơn 60% các yếu tố nguy cơ ung thư phổi ở phụ nữ không hút thuốc là tiếp xúc lâu dài với khói bếp. Vì vậy, việc ngăn chặn bụi mịn PM2.5 trong bếp là vấn đề cấp thiết.
1. Trước khi tạo ra khói, tức là khi bạn bắt đầu làm nóng dầu, hãy bật máy hút mùi hoặc mở cửa sổ nhà bếp cho thông thoáng.
Nấu ăn là việc diễn ra hàng ngày tùy theo mức độ công việc của mỗi gia đình. |
2. Sau khi chiên xong nên cọ sạch đáy nồi rồi mới nấu tiếp, vì đáy nồi có dầu mỡ và cặn thức ăn, khi đun lại ở nhiệt độ cao rất dễ sinh ra chất gây ung thư.
3. Sau khi nấu xong, đợi một lúc rồi mới tắt máy hút mùi để khói trong phòng được hút sạch. Vì máy hút mùi phải mất thời gian để loại bỏ khí thải nên vẫn còn lượng khí thải không sạch còn sót lại trong bếp sau khi nấu nướng.
Nấu ăn là việc diễn ra hàng ngày tùy theo mức độ công việc của mỗi gia đình. Vì vậy, để việc nấu ăn trở nên an toàn, hãy tuân thủ nghiêm ngặt các bước nói trên nhằm đảm bảo hạn chế tối đa khả năng gây hại của bụi PM2.5 cho sức khỏe.
Xem thêm: Những đối tượng sau đây cần “cách ly” với cà phê, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin