Hợp tác quảng cáo

Sự thật về giấc ngủ trưa

12:00 AM | 13/11/2014 -
Khỏe +

(SKGĐ) Một việc tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại có những điều vô cùng thú vị, không phải ai cũng biết!

Một giấc ngủ trưa ngắn khoảng 60 phút cải thiện sự tỉnh táo lên đến 10h. Nghiên cứu các phi công NASA ngủ 26 phút trong chuyến bay (có người lái) giúp tăng hiệu suất 34% và tỉnh táo tổng thể lên 54%.

Ngày 14/3 là "Ngày ngủ trưa thế giới": Ngày lễ này không chính thức, lần đầu tiên được quan sát vào năm 1999.

Hầu hết các loài động vật có vú ngủ những khoảng thời gian ngắn trong cả ngày. Con người có giấc ngủ hợp lý nhất vào một thời gian dài, nhưng cơ thể chúng ta được lập trình cho hai giai đoạn buồn ngủ dữ dội: vào sáng sớm (2-4h sáng), và buổi chiều (từ 1-3h chiều).

Các cầu thủ chơi 3 giải NBA, NHL và NFL cũng đã trải qua giấc ngủ trưa.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, ngủ trưa trên một chiếc giường đu đưa nhẹ nhàng thực sự giúp giấc ngủ đến nhanh hơn.

Văn hóa ngủ trưa có tỷ lệ thấp người mắc bệnh tim mạch vành. Một nghiên cứu năm 2007 trên 24.000 người Hy Lạp đã cho thấy những người ngủ trưa 2 lần/tuần đã giảm 12% bệnh tim mạch vành. Thực sự bất ngờ nếu tuân thủ giấc ngủ trưa 3 lần/tuần thì bệnh tim mạch vành giảm mạnh tới 37%.

 Doanh nghiệp "khuyến khích" ngủ trưa

Công nhân hàng hãng Nike có quyền ngủ trưa ngắn, trong “phòng yên tĩnh”, và cũng có thể ngồi thiền.

Google có một số hộp ngủ được đặt quanh khuôn viên nhìn ra núi của công ty. (Các hộp ngủ/ hay còn gọi là Hộp năng lượng trông giống những chiếc nồi trắng, có giá thuê khoảng 795$ mỗi tháng hoặc giá bán là 12.985$. Người sử dụng có thể tựa vào đó để ngủ, tránh tầm nhìn của người khác, và đặt chế độ báo thức nhờ tiếng rung và ánh sáng từ bộ phận báo thức gắn liền của "Hộp ngủ tương lai".

Hãng hàng không Continental và British Airways cho phép các phi công ngủ trưa trong chuyến bay dài quốc tế, trong khi các đồng nghiệp thay nhau điều khiển chuyến bay.

Năm 2011, các nơi làm việc có phòng ngủ trưa chiếm 6%, tăng một chút so với 5% năm vào năm ngoái.

X1000 = 1.508 người lớn được thăm dò ý kiến của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia- NSF (Mỹ). Họ đã phát hiện ra rằng, 34% bị đơn cho hay, người sử dụng lao động cho phép họ ngủ trưa tại nơi làm việc và 16% nói rằng, người sử dụng lao động cũng có khu vực ngủ trưa.

Ngủ trưa trên thế giới

Giấc ngủ trưa ở xứ nóng có nguồn gốc trong Luật Hồi giáo và được viết trong Kinh Koran. Tuy nhiên, từ “giấc ngủ trưa” là tiếng Tây Ban Nha, có nguồn gốc từ Latinh “Hora Sexto”, nghĩa là “giờ thứ sáu” (6 tiếng từ sáng đến trưa). Ngủ trưa có nghĩa là phần còn lại của buổi trưa”. Dù Tây Ban Nha được xem là cái nôi phát minh ra nguồn gốc của ngủ trưa và nhiều hơn nữa trong lịch sử tôn giáo.

Giấc ngủ trưa ở La Mã thường được xem là quy luật tự nhiên chứ không phải là thứ xa xỉ.

Ví như thói quen ngủ trưa được tìm thấy ở Serbia và Slovenia. Đặc biệt là những người lớn tuổi, việc làm phổ biến “lệ nhà”, yêu cầu mọi người không gọi điện hoặc đi thăm hỏi từ 2-5 giờ chiều đối với những người cần được nghỉ ngơi, đặc biệt là kể từ khi ăn trưa tại Serbia và Slovenia, bữa ăn chính trong ngày thường diễn ra từ 1-2 giờ chiều.

Tại Bengal (Ấn Độ), từ mô tả khái niệm này là Bhat-ghum, theo nghĩa đen là “rice-sleep”, giấc ngủ ngắn sau bữa ăn.

Tại một số khu vực phía Nam nói tiếng Đức, Mittagspause hoặc Mittagsruhe vẫn còn phong tục tập quán ngủ trưa, mọi cửa hàng được đóng cửa và trẻ em dự kiến sẽ chơi nhẹ nhàng trong nhà.

Ở phía Bắc Ấn Độ, “sustana” là thuật ngữ thông thường được sử dụng có nghĩa đen là“giấc ngủ ngắn” (có thể có nguồn gốc từ Ba Tư), mặc dù nó không nhất thiết có nghĩa là ngủ trưa nhưng nó được hiểu trong cùng một cách.

Ngủ chiều là thói quen phổ biến ở Trung Quốc và Đài Loan sau bữa ăn trưa. Điều này được gọi là wujiao (…) bằng tiếng Trung. Hầu như tất cả các trường học ở Trung Quốc và Đài Loan đều có một khoảng thời gian nửa giờ ngủ trưa sau bữa trưa. Đây là thời điểm tất cả bóng đèn được tắt và không được phép làm bất cứ điều gì khác ngoài nghỉ ngơi hoặc ngủ.

Một số văn phòng ở Nhật Bản có phòng đặc biệt được biết đến như phòng ngủ trưa cho công nhân để ngủ một giấc ngủ ngắn trong giờ nghỉ trưa hoặc sau giờ làm thêm giờ.

Tại Mỹ, Anh, cùng sự gia tăng ở các quốc gia khác, một giấc ngủ ngắn được gọi là “nạp năng lượng”.

Người nổi tiếng ngủ trưa như thế nào?

- Tổng thống của Bill Clinton (Mỹ) ngủ trưa giúp đối phó với những áp lực của văn phòng.

- Brahms đã ngủ trưa bên piano trong khi ông sáng tác bài hát ru nổi tiếng của mình

- Napoleon ngủ trưa giữa các trận đánh trong khi đang ngồi trên con ngựa của mình.

- Churchill luôn duy trì giấc ngủ trưa để đối phó trước những trách nhiệm thời chiến của mình.

- Margaret Thatcher ngủ trưa để đảm bảo sức khỏe tốt cho ngày hôm sau.

- Thiên tài Edison và da Vinci cũng ngủ trưa.

- Einstein thường xuyên ngủ trưa mỗi ngày để giúp bản thân suy nghĩ sáng suốt hơn. Ông sẽ ngồi trong chiếc ghế bành yêu thích cùng chiếc bút chì trong tay và ngủ gật. Ông sẽ bị đánh thức khi chiếc bút tụt xuống, đảm bảo không bị đi vào giấc ngủ sâu và khó để thức dậy được.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp