Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, khoảng 10% người trưởng thành sẽ mắc bệnh đái tháo đường tính đến năm 2040. Đái tháo đường là một bệnh mãn tính do lối sống, môi trường và yếu tố di truyền.
Các loại thảo mộc truyền thống đã được sử dụng từ thời cổ đại để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiều bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Gừng là một trong những loại dược liệu tốt nhất được sử dụng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.
Các hợp chất hoạt tính trong gừng
Một nghiên cứu liên quan đến các hợp chất hoạt tính trong gừng tươi và được trồng hữu cơ cho thấy loại thảo mộc hoặc gia vị quan trọng này có chứa nhiều hợp chất tự nhiên như paradols, gingerols, các dẫn xuất acetyl của gingerols, Gingerdiols, shogaols, 3-dihydroshogaols, diarylheptanoids, và dẫn xuất metyl ete của một số hợp chất này. Trong số đó, gingerol là hợp chất chủ đạo ức chế hầu hết những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường.
Gừng chứa nhiều hợp chất quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. |
Tác dụng của gừng đối với lượng đường huyết lúc đói
Khi một người nhịn ăn trong nhiều giờ, mức đường huyết của họ giảm xuống thấp. Một loại hormone gọi là glucagon được tuyến tụy tiết ra để kích thích giải phóng lượng glucose dự trữ trong gan giúp cân bằng lượng glucose thiếu hụt. Và để phản ứng với việc giải phóng glucose, cơ thể tiết ra insulin để cân bằng lượng đường trong cơ thể.
Khi bệnh nhân tiểu đường giảm sản xuất insulin hoặc insulin không có khả năng chuyển đổi glucose thành năng lượng, lượng glucose trong máu vẫn giữ ở mức cao. Một người có mức đường huyết từ 100 đến 125 mg/dL là một dấu hiệu tiền tiểu đường trong khi trên 126 mg/dL hoặc cao hơn có nghĩa là đã mắc bệnh tiểu đường. Đường huyết lúc đói dưới 100 mg/dL được coi là bình thường.
Theo một nghiên cứu, việc tiêu thụ bột gừng trong 12 tuần với một lượng khoảng 2g mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói. Ngoài ra, lượng đường trong máu giảm với tốc độ nhanh hơn sau 4 giờ từ khi uống một lượng 100-800 mg bột gừng trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Tiêu thụ bột gừng trong 12 tuần với một lượng khoảng 2g mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói. |
Tác dụng của gừng đối với sự nhạy cảm với insulin
Sự nhạy cảm với insulin là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2 vì cơ thể không thể đáp ứng đúng cách với insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêu thụ khoảng 3g gừng mỗi ngày trong tám tuần giúp cải thiện tình trạng kháng insulin bằng cách giảm lượng đường huyết và hemoglobin glycated (HbA1c) lúc đói.
Gừng giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Với nhiều hợp chất hữ ích, gừng có tác dụng ngăn ngừa nhiều biến chứng tiểu đường như bệnh thận do tiểu đường, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh cơ tim do tiểu đường và bệnh thần kinh do tiểu đường.
1. Gừng ngăn ngừa bệnh thận do tiểu đường gây ra
Bệnh thận do tiểu đường gây ra ngày nay khá phổ biến, có khoảng 25-35% bệnh nhân tiểu đường dưới 30 tuổi bị tấn công vào thận. Bệnh thận do tiểu đường dẫn đến suy thận mãn tính và có thể gây tử vong trong vòng 2 đến 3 năm.
Một nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng bảo vệ của gừng, tương tự như metformin, một loại thuốc được sử dụng rộng rãi cho các bệnh nhân tiểu đường. Gừng giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của các tế bào thận và do đó, ngăn ngừa bất kỳ tổn thương nào đối với thận do lượng glucose cao trong cơ thể.
Gừng có tác dụng ngăn ngừa nhiều biến chứng tiểu đường. |
2. Gừng đối với bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh tiểu đường lâu ngày sẽ gây ra bệnh võng mạc tiểu đường hoặc gây hại cho mắt. Glucose trong máu dư thừa thúc đẩy việc giải phóng các cytokine gây viêm và hình thành các mạch máu mới từ các mạch hiện có. Điều này dẫn đến tổn thương chức năng và cấu trúc cho các bộ phận khác nhau của mắt như võng mạc.
Theo một nghiên cứu, chất gingerol trong gừng có các hoạt động chống viêm và kháng nguyên giúp giảm lượng glucose trong máu và ngăn ngừa tổn thương các mạch võng mạc.
3. Gừng đối với bệnh cơ tim do tiểu đường
Bệnh cơ tim do tiểu đường là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Khoảng 65% trường hợp tử vong ở bệnh tiểu đường là do tình trạng bất thường mạch máu hoặc suy tim.
Tình trạng viêm và stress oxy hóa là nguyên nhân chính của các biến chứng nói trên. Gừng có đặc tính chống tiểu đường, chống viêm và chống oxy hóa được sử dụng như một giải pháp thay thế tốt nhất trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường so với liệu pháp insulin.
4. Gừng chữa bệnh thần kinh do tiểu đường
Bệnh thần kinh do tiểu đường đề cập đến tổn thương dây thần kinh do hàm lượng glucose cao trong cơ thể. Bệnh thần kinh do tiểu đường chủ yếu ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây ra đau và tê mãn tính.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 6-shogaol, một hợp chất hoạt động trong loại thảo mộc quan trọng này có tác dụng làm giảm đau do bệnh thần kinh tiểu đường.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin