Theo thống kê, tỷ lệ người bị thoái hóa đốt sống cổ những năm gần đây đang gia tăng một cách chóng mặt. Điều đáng quan ngại là tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa và tăng dần về mức độ trầm trọng.
1. Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gì?
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do sự hao mòn của sụn và xương - (Ảnh: Internet). |
Thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng phổ biến liên quan đến tuổi tác, ảnh hưởng đến các khớp và đĩa đệm ở cột sống cổ. Nó còn được gọi là viêm xương khớp cổ hoặc viêm khớp cổ. Bệnh phát triển từ sự hao mòn của sụn và xương. Khi các đĩa đệm mất nước và co lại, các dấu hiệu của viêm xương khớp phát triển, ở bất kỳ đoạn nào, đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.
Thoái hóa đốt sống cổ rất phổ biến và nặng dần theo tuổi tác. Hơn 90% người trên 60 tuổi bị thoái hóa đốt sống cổ.
2. Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ
Đối với hầu hết các trường hợp, thoái hóa đốt sống cổ không gây ra triệu chứng rõ ràng. Bạn có thể bị đau và cứng cổ. Các tình trạng này xuất hiện với cường độ từ nhẹ đến nặng, tồi tệ hơn khi bạn phải nhìn lên, nhìn xuống hoặc giữ cổ ở cùng một vị trí trong thời gian dài và được cải thiện khi nghỉ ngơi hoặc nằm xuống.
Khi tiến triển nặng, thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến thu hẹp không gian cần thiết của tủy sống và các rễ thần kinh đi qua cột sống đến phần còn lại của cơ thể bạn. Nếu tủy sống hoặc rễ thần kinh bị chèn ép, bạn có thể gặp phải:
- Ngứa ran, tê và yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân của bạn
- Thiếu phối hợp và đi lại khó khăn
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
3. Ảnh hưởng của thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ gây đau khi bệnh nhân xoay, cúi, hay ngửa đầu - (Ảnh: Freepik). |
Thoái hóa đốt sống cổ làm cho hoạt động phần cổ của người bệnh như xoay, cúi, ngửa bị hạn chế. Khi vận động, thậm chí vận động nhẹ cũng cảm thấy đau, đôi khi cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, đầu, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai. Bên cạnh việc gây đau nhức, khó chịu ở vùng cổ gáy, người bị thoái hóa đốt sống cổ có thể gặp không ít hệ lụy như mất ngủ, rối loạn thần kinh, thiếu máu não, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống cổ…, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu bệnh không được kiểm soát tốt.
Ngày nay, thoái hóa đốt sống cổ không chỉ xảy ra ở những người cao tuổi mà ngày càng trẻ hóa, có xu hướng ảnh hưởng tới những người thường xuyên làm việc trong văn phòng, ít vận động cơ thể hoặc phải cúi nhiều, và những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.
4. Yếu tố nguy cơ gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ? Tại sao dân văn phòng hay bị thoái hóa đốt sống cổ?
Nhìn chung, yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là lão hóa. Do đó, phần lớn người mắc bệnh đều trên 50 tuổi. Tuy nhiên, thực tế người trẻ tuổi, đặc biệt là nhân viên văn phòng, vẫn có khả năng bị thoái hóa đốt sống cổ sớm bởi đặc thù công việc là ngồi một chỗ lâu, ít vận động…
Ngoài người cao tuổi, dân văn phòng là đối tượng hay mắc thoái hóa đốt sổng cổ - (Ảnh: Freepik). |
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh chính là thói quen ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài. Vị trí đặt tay trên bàn làm việc quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được cử động thường xuyên hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế.
Ngoài ra, chấn thương cổ, di truyền, hút thuốc, thừa cân, kém hoạt động, tư thế ngủ sai, có thói quen nằm gối cao, gối quá cứng, nằm nghiêng một bên… cũng là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng thoái hóa cột sống cổ.
Cảm giác đau đớn tăng lên khi người bệnh thoái hóa cột sống bị căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, bệnh nhân cần ngăn chặn và kiểm soát căng thẳng một cách tốt nhất.
5. Biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ
Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều đau đớn và kho chịu cho người bệnh, tuy nhiên, bất kì căn bệnh nào nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm cho người bệnh và thoái hóa đốt sống cổ cũng vậy. Khi thoái hóa trở nên nặng người bệnh có khả năng đối diện với các biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra như rối loạn tiền đình, bởi vì do thoái hóa làm tổn thương vào lỗ tiếp hợp (đau đầu, chóng mặt, buôn nôn, nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm). Rối loạn tiền đình còn làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm, đặc biệt là người cao tuổi rất dễ bị ngã gây tai nạn. Đây là một vòng luẩn quẩn, càng lo lắng, mệt mỏi, ngủ kém thì bệnh càng nặng thêm.
Biến chứng đáng ngại nhất của thoái hóa đốt sống cổ là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Khi gặp phải biến chứng này thì việc điều trị không hề đơn giản, nhất là có chèn ép tủy sống, thậm chí còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ).
6. Kiểm tra và chẩn đoán tình trạng thoái hóa đốt sống cổ
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ liên quan đến việc loại trừ các tình trạng tiềm ẩn khác, chẳng hạn như đau cơ xơ hóa. Việc chẩn đoán cũng bao gồm việc kiểm tra chuyển động và xác định các dây thần kinh, xương và cơ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, bác sĩ còn có thể thực hiện các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm hình ảnh: Bao gồm chụp X-quang vùng cổ, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp tủy cổ cản quang.
- Kiểm tra chức năng thần kinh: Bao gồm tủy đồ, điện cơ đồ và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh.
7. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ tập trung vào việc giảm đau, giảm nguy cơ tổn thương vĩnh viễn và giúp bạn có một cuộc sống bình thường.
Các phương pháp phẫu thuật thường rất hiệu quả.
- Vật lý trị liệu: Người bệnh có thể tìm kiếm các nhà vật lý trị liệu để có một sơ đồ điều trị hoàn chỉnh. Vật lý trị liệu giúp bạn kéo căng cơ cổ và vai, làm các cơ khỏe hơn và có tác dụng giảm đau.
Bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị kéo giãn cổ để làm giảm áp lực lên đĩa đệm cổ và rễ thần kinh.
- Sử dụng thuốc: Người bệnh có thể được kê một số loại thuốc nếu thuốc không kê đơn (OTC) như thuốc giãn cơ để điều trị co thắt cơ, thuốc corticosteroid để giảm đau do tổn thương dây thần kinh, tiêm steroid để giảm viêm mô và sau đó giảm đau, hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cũng có tác dụng giảm viêm.
- Phẫu thuật: Nếu tình trạng của người bệnh nghiêm trọng và không đáp ứng với các hình thức điều trị khác, người bệnh có thể cần phẫu thuật. Phẫu thuật là để loại bỏ các gai xương, các bộ phận của xương cổ hoặc đĩa đệm thoát vị để cung cấp cho tủy sống và các dây thần kinh có nhiều chỗ hơn.
8. Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ đa số bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan do đó phòng bệnh có vai trò rất lớn để hạn chế bệnh:
- Nghỉ ngơi, thư giãn, thực hiện xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng cổ thường xuyên, không nên quá gắng sức trong công việc, hạn chế tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.
- Đối với người làm văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần điều chỉnh tư thế làm việc sai lệch, không ngồi quá lâu, thỉnh thoảng thay đổi tư thế, đứng lên đi lại, và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.
Dân văn phòng không nên ngồi làm việc quá lâu, thỉnh thoảng cần thay đổi tư thế đề phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ - (Ảnh: Freepik). |
- Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao phù hợp so với bàn làm việc và với chiều cao của người sử dụng, không để ghế ngồi quá cao hoặc quá thấp. Khi là việc giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Ngoài ra nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 - 20 độ là khoảng cách tốt nhất. Không để màn hình máy tính quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt.
- Khi ngồi gần bàn làm việc nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với mặt sàn. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng.
- Những người làm việc tay chân không nên mang vác quá sức, không nhấc vật quá nặng, tránh những động tác sai tư thế khi bưng, bê, vác, đẩy… tránh tổn thương cột sống.
- Thường xuyên thay đổi tư thế ngủ, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nên nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ, không nên nằm gối đầu quá cao.
- Không nên vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
- Không nên ngồi cúi hoặc gập cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có phần tựa đầu và tựa lưng.
- Nên áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là cần bổ sung cho cơ thể thực phẩm giàu vitamin, magie, canxi, kẽm… Việc bổ sung những dưỡng chất cho cơ thể sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh loãng xương, thoái hóa đốt sống…
- Duy trì thói quen luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng. Nếu muốn xoa bóp, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo mạnh dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, khi đó cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.
Ánh Dương
Theo Người đưa tin