Chúng ta có rất nhiều thói quen xấu khi ăn - một trong số đó chính là thói quen vừa ăn vừa nói. Các chuyên gia sức khỏe đưa lời cảnh báo, những ai đang mắc phải thói quen này thì cần phải bỏ ngay, vì trong trường hợp xấu bạn có thể bị sặc cơm gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Nguyên nhân là vì vùng hầu họng của con người là một ngã 4, thông ra mũi, miệng và thông vào khí quản (phổi) và thực quản (dạ dày). Trong trạng thái bình thường, vùng hầu họng sẽ được đóng lại bởi nắp thanh môn (một cấu trúc có thể đóng/ mở khi nhai nuốt, giúp đóng tạm đường thở khi ăn để thức ăn không rơi vào đường thở phía trước).
Nắp thanh môn hoạt động theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như khi chúng ta hít thở, thực quản xẹp lại và nắp thanh môn sẽ mở ra để khí quản mở thông ra mũi, khi cười nói thì khí quản mở thông ra miệng, còn khi nuốt thì nắp thanh môn đóng lại và miệng thông vào thực quản. Do đó, việc vừa ăn vừa nói sẽ khiến nắp thanh môn mở cả 2 khu vực là khí quản và thực quản, thức ăn có thể vì vậy mà đi vào đường thở, dẫn đến tình trạng sặc. Trong trường hợp nguy hiểm, nó có thể chặn đường thở gây suy hô hấp và dẫn tới tử vong.
Do đó, để không bị sặc khi ăn, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người không nên vừa ăn vừa nói (Ảnh: Internet) |
Bên cạnh thói quen xấu vừa ăn vừa nói, có thêm 3 thói quen xấu khác khi ăn mọi người cũng cần phải tránh nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều người trẻ hiện nay vì bận rộn mà cứ ăn vội vàng, ăn thật nhanh cho qua bữa để rồi lại quay về với công việc. Trong khi đó, các chuyên gia sức khoẻ vẫn luôn khuyên mọi người cần phải từ tốn trong việc ăn uống, tránh tạo áp lực lên hệ tiêu hoá, cụ thể là dạ dày.
Việc mọi người ăn quá nhanh sẽ khiến cho khoang miệng không kịp tiết dịch nước bọt - vốn có chứa có chứa glycoprotein và enzyme amylase - giúp làm mềm thức ăn. Khi bước vào quá trình tiêu hoá chính tại dạ dày và ruột non, thức ăn vẫn còn bị vón cục buộc hai bộ phận này sẽ phải làm việc “vất vả” hơn để tăng nhào trộn, tăng co bóp, nhằm nghiền nát cả phần chưa được tiêu hóa ở khoang miệng. Nếu cứ liên tục lặp lại thói quen ăn vội vàng này mỗi ngày, lâu dần sẽ dễ dẫn đến nhiều bệnh lý về dạ dày như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày,...
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có vài lần vừa đứng vừa ăn, đôi khi là trong lúc nấu nướng, lúc ăn vặt, hoặc chỉ đơn giản là buồn miệng, tiện tay và ăn ngay lúc kiếm được cái gì đó ở tủ lạnh. Với thói quen này, theo chia sẻ của các chuyên gia của The Nutrition Twins, nó sẽ hoàn toàn khiến bạn không kiểm soát được việc ăn uống, khiến bạn ăn quá nhiều và quá nhanh (dẫn đến những tác hại của thói quen đầu tiên đã được đề cập).
Thêm đó, việc ăn khi đứng không chỉ khiến ta ăn nhiều hơn mức cơ thể cần mà còn không cho não bộ của họ có đủ thời gian (thường là 20 - 25 phút) để phát tín hiệu rằng họ đã no, dẫn đến việc ăn liên tục và không kiểm soát, khiến mọi cơ quan trong đường ruột như thực quản, dạ dày, ruột non phải mất rất lâu để tiêu hoá hết lượng thức ăn. Bên cạnh đó, gan cũng bị ảnh hưởng khi thực hiện chức năng thải độc và thanh lọc trong khi cơ thể nạp vào quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Điều này diễn ra lâu dần sẽ dẫn tới viêm đường ruột, viêm dạ dày, viêm gan và tăng cân (Ảnh: Internet) |
Do tính chất công việc bận rộn hoặc mong muốn giảm cân hiệu quả, có nhiều người thường lấy hoa quả để thay thế các loại thực phẩm khác như đạm, tinh bột để làm thành bữa chính. Hoặc một số người mắc phải các bệnh như tiêu hóa kém, lipid trong máu cao, xơ cứng động mạch… sẽ cần các chất dinh dưỡng trong hoa quả để hóa giải mà chỉ tập trung ăn trái cây chứ không ăn thức ăn khác. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Bạn cần ghi nhớ, hoa quả không thể là thức ăn cho bữa ăn chính. Bởi mặc dù hàm lượng vitamin và đường trong hoa quả tương đối cao, nhưng vẫn thiếu protein và các loại vi chất cần thiết cho cơ thể vẫn có thể gây ra cho bạn nhiều loại bệnh tật khác do thiếu dinh dưỡng.
Xem thêm: Chuyên gia mách mẹo giúp trẻ tăng cân lành mạnh, không lo béo phì
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin