Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu vào năm 2022 cho thấy rằng việc thường xuyên tức giận sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng dẫn đến tử vong do tim mạch, đồng thời có thể dẫn đến suy tim và rung tâm nhĩ.
Phân tích cho thấy những người thường xuyên tức giận có nguy cơ tử vong do tim mạch tăng 23%, nguy cơ suy tim và rung tâm nhĩ tăng lần lượt là 19% và 16%. Các phân tích độ nhạy không bao gồm những người mắc bệnh tim mạch cơ bản cho thấy những người thường xuyên tức giận có nguy cơ tử vong do tim mạch tăng 28%.
Tức giận và căng thẳng lâu dài có nguy cơ gây ra các bệnh như huyết áp cao, mạch vành, bệnh tim, loét dạ dày tá tràng, đau nửa đầu, hen suyễn, rụng tóc ồ ạt,… Không thể coi thường tác động của những cảm xúc tiêu cực đối với con người.
Tức giận và căng thẳng lâu dài có nguy cơ gây ra các bệnh như huyết áp cao, mạch vành, bệnh tim, loét dạ dày tá tràng, đau nửa đầu, hen suyễn, rụng tóc ồ ạt,… |
Sự tức giận có hại cho cơ thể không kém một liều thuốc độc. Có người nói một cách sinh động rằng tức giận là một cơn địa chấn nhỏ bùng phát trong cơ thể, tốt nhất là không nên làm bất cứ việc gì trong vòng hai giờ sau khi tức giận, chẳng hạn như lái xe, tập thể dục,.. nếu không sẽ khiến cơ thể tồi tệ hơn.
Tức giận gây hưng phấn thần kinh giao cảm, tăng huyết áp, tăng nhịp tim và sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và não, lúc này thường dễ xảy ra các tai biến tim mạch, mạch máu não đột ngột.
Rất nhiều bệnh tim mạch, mạch máu não đều chịu ảnh hưởng của yếu tố tình cảm, chẳng hạn như bệnh nhân mắc bệnh mạch vành tim sau khi tức giận dễ bị tức ngực, đau ngực.
Lúc nào cũng tức giận, chức năng đường tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tức giận gây hưng phấn thần kinh giao cảm, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến đường tiêu hóa, dễ dẫn đến giảm nhu động ruột, chán ăn.
Đối với phụ nữ, ở trạng thái cảm xúc tiêu cực như tức giận trong thời gian dài sẽ làm giảm progesteron và tăng tương đối estrogen, dễ gây tăng sản tuyến vú.
Những thay đổi cảm xúc như tức giận và buồn bực có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Bởi vì khi cảm xúc căng thẳng thay đổi, dây thần kinh giao cảm căng thẳng và hưng phấn cao độ, cơ thể phản ứng với các loại kích thích, tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormone hơn, những hormone này ức chế bài tiết insulin, làm tăng hàm lượng glucose trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
Luôn có những cảm xúc tiêu cực như tức giận cũng liên quan đến các nốt tuyến giáp và các khối u phụ khoa.
Những người luôn trong tình trạng lo lắng hàng ngày thì khí và huyết lưu thông không thông suốt, khí trệ và huyết ứ trên mặt dễ gây ra nám da.
Đối với phụ nữ, ở trạng thái cảm xúc tiêu cực như tức giận trong thời gian dài sẽ làm giảm progesteron và tăng tương đối estrogen, dễ gây tăng sản tuyến vú. |
Nhiều người trường thọ nói về bí mật sức khỏe của họ, và luôn có một điều: đừng tức giận. Gặp chuyện không vui trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi, bạn hãy áp dụng những phương pháp dưới đây để lấy lại những cảm xúc tích cực cho mình.
Khi bạn rất tức giận vì một việc, bạn hãy thử phương pháp 3 lần suy nghĩ để kiểm soát cơn giận. Tức là hãy suy nghĩ xem điều đó có hợp lý hay không, suy nghĩ kỹ về hậu quả của sự tức giận, suy nghĩ kỹ về các giải pháp thay thế và cho bản thân thời gian để bình tĩnh suy nghĩ, để những cảm xúc tiêu cực không lấn át.
Tâm lý này có thể tránh được rất nhiều cáu gắt trong chuyện nhỏ nhặt. Một khi cùng người khác xảy ra tranh chấp, bạn hãy chủ động rời khỏi tình huống trước, tìm một nơi mát mẻ hoặc rửa mặt, để bản thân bình tĩnh lại, đồng thời đánh lạc hướng sự chú ý của bạn và ngừng suy nghĩ về nó.
Tức giận là tự trừng phạt mình với lỗi lầm của người khác. Hãy bình tĩnh để xua đuổi những cảm xúc không vui chứ không phải để đầu độc chính mình.
Xem thêm: Sau 60 tuổi, người gầy hay béo sẽ sống lâu hơn? Câu trả lời chắc chắn khiến bạn ngạc nhiên
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin