Hợp tác quảng cáo

Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời phá hủy và gây ung thư da như thế nào?

2:00 PM | 24/05/2021 -
Khỏe +

Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím có hại cho tế bào da của con người. Những sóng ánh sáng năng lượng này tạo ra đột biến trong DNA của tế bào da, do đó có khả năng dẫn đến ung thư da.

Những người sống ở khu vực gần đường xích đạo, tỷ lệ mắc bệnh ung thư da cao hơn đáng kể do sự gia tăng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư da rõ ràng nhất là sự phát triển của một vết sưng hoặc đốm dai dẳng trên vùng da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Những điểm này có thể bị chảy máu với chấn thương tối thiểu và tạo ra sự xói mòn bề mặt.

Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ ung thư da

Tia cực tím ( tia UV) trong ánh nắng mặt trời được phân thành ba loại: UVA, UVB và UVC. UVC rất nguy hiểm, nhưng nó không đến được bề mặt trái đất do ảnh hưởng của tầng ôzôn. Tiếp xúc với cả bức xạ UVA và UVB đều tiềm ẩn nguy cơ ung thư da.

Tia cuc tim trong anh nang mat troi pha huy va gay ung thu da nhu the nao?

Những người sống ở khu vực gần đường xích đạo, tỷ lệ mắc bệnh ung thư da cao hơn đáng kể do sự gia tăng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời - (Ảnh: Onhealth).

Bức xạ tia UVA

Tia UVA là nguồn bức xạ mặt trời dồi dào nhất. Các nhà khoa học cho rằng nó có thể xâm nhập vào lớp trên cùng của da, có khả năng làm hỏng các mô liên kết và gây ung thư da.

Ước tính khoảng 50% nguy cơ tiếp xúc với tia UVA xảy ra trong bóng râm. Da sáng dễ bị tổn thương hơn bởi bức xạ UVA. Trong khi da tối màu chỉ cho phép 17,5% tia UVA xuyên qua, da sáng cho phép 55% tia UVA xuyên qua.

Bức xạ tia UVB

Bỏng nắng xảy ra chủ yếu do bức xạ UVB gây ra. Do bị chặn ở tầng ôzôn, tia UVB chỉ chiếm khoảng 5% lượng ánh sáng chiếu tới bề mặt trái đất. Tia UVB có thể được lọc bởi cửa sổ kính và không xuyên sâu vào da như tia UVA, nhưng nó vẫn có khả năng gây ra một số dạng ung thư da.

UVB được hấp thụ trực tiếp bởi DNA. Da sẫm màu có hiệu quả gấp đôi so với da sáng trong việc bảo vệ chống lại sự xâm nhập của tia UVB.

Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ ung thư da như thế nào?

Tia UV gây ung thư da bằng cách làm hỏng DNA tế bào của da. Thiệt hại đó là do các gốc tự do, là các phân tử hiếu động được tìm thấy trong tia UV. Các gốc tự do gây ra thiệt hại cho chuỗi xoắn kép DNA, thay đổi cách tế bào tái tạo và chết tự nhiên, đó là cách ung thư phát triển.

Ngoài việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các gốc tự do cũng được tìm thấy trong các chất ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, rượu và các chất độc khác.

Tia cuc tim trong anh nang mat troi pha huy va gay ung thu da nhu the nao?

Tia UV gây ung thư da bằng cách làm hỏng DNA tế bào của da - (Ảnh: Onhealth).

Cách phòng ngừa tác hại của tia cực tím đối với da

Cách tốt nhất để ngăn ngừa da bị tổn thương do tia cực tím là tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

- Tránh ra ngoài nắng giữa trưa, từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

- Mang kem chống nắng SPF 30 khi ra ngoài trời.

- Mặc quần áo bảo hộ, bao gồm cả mũ và kính râm.

- Gặp bác sĩ để kiểm tra bất kỳ thay đổi nào trên da.

Mặc dù ánh nắng mặt trời là không thể thiếu để cơ thể tăng cường đủ lượng vitamin D thiết yếu. Tuy nhiên, ánh nắng mặt trời cũng làm tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, bạn hãy tránh để da tiếp xúc quá nhiều, đặc biệt là vào những lúc ánh nắng gay gắt để ngăn ngừa tổn thương cho làn da.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp