Với sự gia tăng tỉ lệ ngẫu nhiên 0,5% trong những năm gần đây, ung thư vú vẫn là một trong những dạng ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu, và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở phụ nữ.
Tại Việt Nam, theo báo cáo ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan 2020, trong số các bệnh ung thư ở nữ, số người mới mắc ung thư vú đứng hàng thứ nhất, với 21.555 người, chiếm 25.8%.
Mặc dù ung thư vú là một tình trạng có thể được kiểm soát khi được chẩn đoán sớm, nhưng điều gây ra sự gia tăng các ca mắc trong những năm gần đây, ngoài nguy cơ di truyền, là môi trường và lối sống ngày càng thay đổi.
Mang thai muộn, béo phì, ô nhiễm, chế độ ăn uống không đúng cách và thay đổi nội tiết tố là một số lý do đằng sau sự gia tăng các ca bệnh.
Dưới đây là một số yếu tố và nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn và những yếu tố bạn nên làm để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
1. Tăng cân
Béo phì là một trong những vấn đề sức khỏe lớn nhất ảnh hưởng đến mọi người trên toàn cầu. Trong khi sự gia tăng cân nặng gây ra các vấn đề về vòng eo, cholesterol và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu, thì béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Ung thư vú cũng là một tình trạng tồi tệ hơn khi một người thừa cân sau khi mãn kinh.
Vì vậy, dù bạn ở độ tuổi nào, điều quan trọng là phải duy trì cân nặng và ngăn ngừa tăng cân. Hãy nhớ rằng bạn càng giảm cân nhiều thì nguy cơ phát triển ung thư vú càng giảm, đặc biệt là sau 45 tuổi.
2. Chế độ ăn uống kém
Chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố quan trọng để kiểm tra nguy cơ ung thư của một người. Tiêu thụ chế độ ăn giàu chất béo, không chỉ góp phần vào nguy cơ béo phì, mà còn là một yếu tố quyết định nguy cơ ung thư vú.
Tiêu thụ chế độ ăn giàu chất béo, không chỉ góp phần vào nguy cơ béo phì, mà còn là một yếu tố quyết định nguy cơ ung thư vú - (Ảnh: Timesofindia). |
Lựa chọn chế độ ăn uống không điều độ hoặc kém dẫn đến sự phát triển của các tế bào mỡ trong cơ thể, làm tăng nồng độ estrogen.
Do đó, điều quan trọng là bạn nên hạn chế hoặc giảm thiểu tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, rượu, thịt, đường và carbs tinh chế.
3. Uống rượu
Điều quan trọng là hạn chế sử dụng rượu và thuốc lá. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ ung thư vú tăng lên khi uống nhiều rượu hơn.
Bạn cũng đừng quên, uống rượu là một thói quen có liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ khác, bao gồm tổn thương gan, sức khỏe tâm thần kém, bệnh tim, huyết áp cao và các vấn đề về cholesterol.
Như một thói quen phòng ngừa, hãy lưu ý và nhận biết lượng rượu bạn uống vào mỗi lần uống, giới hạn khoogn quá 1 ly mỗi ngày.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ ung thư vú tăng lên khi uống nhiều rượu hơn - (Ảnh: Timesofindia). |
4. Mang thai muộn hoặc không có con
Mặc dù sinh con hoặc mang thai ở mọi lứa tuổi là lựa chọn cá nhân của phụ nữ, nhưng các chuyên gia nói rằng mang thai muộn, cũng như phụ nữ không có con có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
Khi mang thai muộn hơn hoặc không mang thai, các mô vú tiếp xúc với một lượng estrogen cao hơn theo thời gian, điều này chắc chắn làm tăng nguy cơ của một người, đặc biệt nếu có các yếu tố nguy cơ khác.
Ngược lại, nguy cơ ung thư vú có thể giảm xuống ở những phụ nữ có xu hướng mang thai trước hoặc khoảng 30 tuổi và những người sinh nhiều con hơn.
Vì vậy, điều quan trọng là phải xác định nguy cơ của một người và đi khám sàng lọc trước liên quan đến tiền sử sinh sản.
5. Có kinh sớm và mãn kinh muộn
Tương tự như tiền sử sinh sản, các chuyên gia cũng nói rằng phụ nữ có kinh sớm (bắt đầu hành kinh trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh muộn hơn cũng có yếu tố tiếp xúc với estrogen cao hơn, có ảnh hưởng đến các mô vú.
6. Những người có ngực dày
Những người có bộ ngực dày, có xu hướng có nhiều mô xơ hơn và ít chất béo lắng đọng trong vú, điều này cũng làm tăng khả năng phát triển ung thư vú.
Các bác sĩ cũng nói rằng vú dày đặc gây khó khăn cho việc phát hiện hoặc dự đoán các tế bào ung thư trong vú khi chụp quang tuyến vú hoặc có thể yêu cầu các hình thức kỹ thuật hình ảnh khác.
Những người có bộ ngực dày, có xu hướng có nhiều mô xơ hơn và ít chất béo lắng đọng trong vú, làm tăng khả năng phát triển ung thư vú. - (Ảnh: Timesofindia). |
7. Sử dụng một số biện pháp kiểm soát sinh sản
Sự thay đổi và gián đoạn nội tiết tố là nguyên nhân thường liên quan đến một số dạng ung thư, bao gồm cả ung thư vú.
Sử dụng biện pháp tránh thai, đặc biệt là các loại sử dụng nội tiết tố cao hơn (chẳng hạn như thuốc tránh thai, cấy ghép, vòng tránh thai, dụng cụ đặt vòng âm đạo) làm tăng nguy cơ hoặc khả năng chẩn đoán ung thư vú.
Các nghiên cứu cũng đã đề cập rằng những phụ nữ chọn điều trị bằng nội tiết tố sau khi mãn kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Giống như các dạng ung thư khác, mặc dù ung thư vú có thể tấn công bất cứ lúc nào, nhưng cũng có một số yếu tố nguy cơ và thay đổi lối sống khiến một người có nguy cơ cao hơn, và do đó, phải được ngăn chặn từ gốc để có cuộc sống lành mạnh hơn.
Xem thêm: Thanh niên tá hỏa vì mũi 1 tiêm vaccine AstraZeneca, mũi 2 tiêm Vero Cell: Chuyên gia nói gì?
Ánh Dương
Theo Người đưa tin