Nếu thấy những dấu hiệu này sau khi uống nước thì bạn chớ chủ quan, bởi đó có thể là hồi chuông báo động cảnh báo cơ thể đang gặp nguy hiểm.
Đau bụng, bụng phình to bất thường
Sau khi uống nước nếu cảm thấy đau bụng, bụng phình to bất thường, bạn cần lưu ý đến bệnh gan. Bởi lẽ những người bị xơ gan, ung thư gan uống nhiều nước có thể gây ra tình trạng trướng bụng.
Ngoài ra, đau bụng sau khi uống nước cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đại tràng co thắt, giảm nhu động ruột,...
Khó nuốt
Một số người sau khi uống nước phát hiện cơ thể rất khó nuốt, nước nhanh chóng quay lại khoang miệng, thậm chí là nôn mửa. Nếu ban đầu nuốt thức ăn khó, sau đó nuốt nước cũng khó thì bạn cần phải cảnh giác với căn bệnh ung thư thực quản.
Tiểu ít, thậm chí là không đi tiểu
Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6-7 lần/ngày nên nếu bạn đi tiểu dưới 2-3 lần/ngày hoặc thậm chí là không đi tiểu được thì chứng tỏ cơ thể bạn đang bị thiếu nước trầm trọng. Nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên thì bạn nên cảnh giác cao độ với bệnh thận.
Miệng khô
Có nhiều người càng uống nhiều nước thì miệng càng khô. Nếu liên tục cảm thấy khô miệng sau khi uống nước, rất có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu. Khi đó, thận sẽ bài tiết nước tiểu nhiều hơn để hạn chế lượng đường dư thừa, khiến cơ thể bị mất nước và tạo cảm giác khát thường xuyên.
Phù nề toàn thân
Nếu cơ thể bị phù nề lên sau khi uống nước thì nguy cơ cao thận của bạn đang gặp vấn đề. Vì nếu thận yếu, việc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, nước bị dồn ứ, gây ra tình trạng rối loạn điện giải, gây phù nề.
Những lưu ý khi uống nước để đảm bảo sức khỏe
- Uống nước vào buổi sáng khi mới thức dậy: Uống 1 cốc nước ấm khi vừa thức dậy vào sáng sớm không chỉ hỗ trợ quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón mà còn có tác dụng làm sạch dạ dày, thông ruột, đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
- Uống nước trước khi đi ngủ: Uống 1-2 cốc nước trước khi đi ngủ sẽ giúp ngăn ngừa và giảm thiểu cơn đau tim và đột quỵ.
- Uống nước trước và sau khi tập thể dục: Trong khi tập thể dục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước qua đường mồ hôi nên uống nước trước khi tập sẽ giúp cơ thể tích trữ được một lượng nước, tránh tình trạng mệt mỏi do thiếu nước. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống một lượng nước vừa phải để tránh gây tức bụng, khó chịu khi tập. Trong khi đó, uống nước sau khi tập sẽ bổ sung lượng nước bị mất.
- Uống nước với lượng nhỏ và chia thành nhiều lần: Cách nửa giờ nên uống một lần, mỗi lần từ 100-150ml là phù hợp nhất.
- Không nên uống nước đá: Uống nước đá hoặc ăn đồ lạnh nhiều dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
- Nên uống nước muối nhạt: Việc này giúp bổ sung lượng muối vào cơ thể do mồ hôi thải ra, đồng thời ngăn ngừa mất cân bằng điện giải.
Thời gian uống thích hợp trong ngày
- Cốc nước thứ nhất vào buổi sáng: 6:30 - Giúp giải độc và làm đẹp.
- Cốc nước thứ 2 sau bữa sáng: 8:30 - Giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Cốc nước thứ 3 trước bữa ăn trưa: 11:00 - Giúp cơ thể nghỉ ngơi và thả lỏng sau giờ làm việc.
- Cốc nước thứ 4 sau bữa trưa: 12:50 - Giảm gánh nặng và giảm cân.
- Cốc nước thứ 5: 15:00 - Giúp tinh thần tỉnh táo.
- Cốc nước thứ 6: 17:30 - Hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu.
- Cốc nước thứ 7: 22:00 - Giúp giải độc và bài tiết.
Hà Phương
Theo tạp chí Sống khỏe