Hợp tác quảng cáo

Vì sao ho khan kéo dài mãi không khỏi?

3:15 PM | 10/11/2014 -
Khỏe +

(SKGĐ) Những cơn ho như pháo nổ khiến nhiều người mất ngủ, không tập trung làm việc không hẳn là dấu hiệu của bệnh lý mà có thể do những nguyên nhân không ngờ tới.

Do dị ứng thời tiết

Nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột gây kích thích ở vùng họng, khí quản nên cơ thể đáp ứng lại bằng ho. Ho vì dị ứng thời tiết thường hình thành các cơn, nhất là vào lúc mới đi ngủ, vừa ngủ dậy, khi đổi tư thế. Kéo theo ho là những cơn hắt hơi thường xuyên. Những cơn ho này không nguy hiểm nhưng không trị thì có thể biến thành viêm nhiễm.

Ô nhiễm môi trường

Nấm mốc, giấy vụn, khói bụi, thuốc lá, phấn hoa, lông động vật, xăng… là những nhân tố tác động lên hệ thần kinh phó giao cảm khiến chúng hoạt động mạnh gây ra những cơn ho. Những cơn ho trong trường hợp này thường xảy ra khi đi ngoài đường, dưới tàng cây, nơi đông người có hút thuốc… và sẽ ngừng khi không còn tiếp xúc với các nhân tố trên.

Nhiễm trùng, nhiễm virus

Bệnh lý hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm… thường kéo theo ho kể cả khi đã khỏi bệnh. Nguyên nhân là siêu vi cảm, cúm có thể làm viêm đường thở trong nhiều tuần khiến các ống thở nhạy cảm hơn với những tác nhân gây ho bên ngoài. Chứng cảm, cúm cũng có thể khiến nước sau mũi tiếp tục chảy xuống họng một thời gian dài gây ra ho.

Do thuốc

Một số thuốc dùng điều trị huyết áp cao, suy tim có khả năng ức chế men chuyển gây ra phản ứng phụ là ho khan. Những cơn ho trong trường hợp này thường kéo theo ngứa họng và xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm, có người ho rất dữ dội. Khi chuyển thuốc khác, triệu chứng ho sẽ hết. Một số loại thuốc gây ho điển hình là: captopril (Capoten), enalapril maleate (Vasotec), và lisinopril (Prinivil, Zestril, hoặc Zestoretic)…

Ráy tai

Khi tai có dị vật hoặc nhiều ráy sẽ gây kích thích ống tai tạo ra phản xạ ho. Tuy nhiên đây lại là nguyên nhân dễ bị bỏ qua nhất, kể cả từ phía các bác sĩ. Vì vậy khi thấy ho bạn nên tự kiểm tra tai, lấy ráy tai, nhất là khi có triệu chứng nghe khó, ngứa, ù trong tai.

Thuốc ho khan khác ho đàm

Thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc ho chuyên trị cho từng loại khác nhau. Ho đàm cần dùng thuốc có tác dụng long đàm còn ho khan phải dùng các sản phẩm có tính ức chế ho như Dextromethorphan. Vì vậy cần ức chế cơn ho, bạn nên chọn các sản phẩm từ các công ty sản xuất lớn và có thương hiệu để tránh tác dụng phụ.

 Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp