Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiết lộ trong báo cáo mới lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, số ca tử vong do bệnh lao (TB) toàn cầu gia tăng vào năm ngoái do đại dịch COVID-19.
Vào năm 2020, 1,5 triệu người trên toàn thế giới đã chết vì bệnh lao, tăng từ 1,4 triệu người được báo cáo tử vong do bệnh vi khuẩn một năm trước đó. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2005, số ca tử vong do bệnh lao hàng năm trên toàn thế giới tăng lên.
Các chuyên gia tin rằng lượng nguồn lực y tế đầu tư vào đại dịch COVID-19 và sự gián đoạn điều trị y tế trong đại dịch là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này.
Vào năm 2020, 1,5 triệu người trên toàn thế giới đã chết vì bệnh lao, tăng từ 1,4 triệu người được báo cáo tử vong do bệnh vi khuẩn một năm trước đó. |
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết: “Báo cáo này khẳng định, sự gián đoạn của các dịch vụ y tế thiết yếu do đại dịch có thể bắt đầu làm đảo ngược tiến bộ trong nhiều năm chống lại bệnh lao”.
Đây là một tin đáng báo động, phải là một lời cảnh tỉnh toàn cầu về nhu cầu cấp thiết về đầu tư và đổi mới để thu hẹp khoảng cách trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh cổ xưa nhưng có thể phòng ngừa và điều trị được.
Lao là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, trong đó vi khuẩn tấn công phổi của một người và có thể lây lan sang phần còn lại của cơ thể.
Theo báo cáo được công bố hôm 15 tháng 10, WHO ước tính rằng 10 triệu người, trong đó có 1,1 triệu trẻ em, đã bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới - với 86% các trường hợp xảy ra ở 30 quốc gia gánh nặng nhất. Hầu hết, 98%, những trường hợp này xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình.
Tại Việt Nam, số người chết do bệnh lao năm 2018 ước tính là 11.000 người và có thêm 2.000 người chết vì Lao/HIV. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc căn bệnh này mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh lao có thể chữa lành.
Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì bệnh lao đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng.
Tại Việt Nam, số người chết do bệnh lao năm 2018 ước tính là 11.000 người và có thêm 2.000 người chết vì Lao/HIV. |
Giải quyết căn bệnh chết người đã trở thành ưu tiên của WHO và các quan chức y tế khác trên toàn cầu. Tuy nhiên, năm 2020 là năm đáng thất vọng trong trận chiến đó, với việc các quan chức y tế thất thế trên nhiều mặt trận.
Số tiền tài trợ toàn cầu cho điều trị chẩn đoán bệnh lao giảm từ 5,8 tỷ USD năm 2019 xuống 5,3 tỷ USD năm 2020 - cả hai con số này đều không đạt được mục tiêu đầu tư 13 tỷ USD mà WHO đặt ra.
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị thuốc cũng thiếu, chỉ có 900 triệu USD được đầu tư trên toàn cầu - chưa bằng một nửa so với mục tiêu 2,2 tỷ USD.
Thế giới cũng đã bỏ lỡ một số mục tiêu giảm thiểu bệnh lao quan trọng trong năm ngoái. WHO đặt mục tiêu giảm 35% số ca tử vong do lao trên toàn cầu từ năm 2015 đến năm 2020. Tuy nhiên, theo dữ liệu chính thức, số người chết chỉ giảm 9,2% trong khoảng thời gian đó.
Tổ chức này cũng đặt mục tiêu giảm 20% số trường hợp mắc bệnh lao trên toàn cầu trong khoảng thời gian 5 năm đó, nhưng các trường hợp chỉ giảm 11%.
Để trở lại đúng hướng, WHO đang kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới đầu tư nhiều hơn vào việc chống lại bệnh lao để giải quyết các yếu tố quyết định về xã hội, môi trường và kinh tế của bệnh lao cũng như các hậu quả của nó.
Xem thêm: Uống cà phê, ăn nhiều rau và ít thịt chế biến giúp giảm nguy cơ nhiễm COVID-19
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin