Nâng ngực là một trong những phương pháp thẩm mỹ phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy nâng ngực làm tăng nguy cơ mắc một loại ung thư hiếm gặp có thể những người đang có ý định nâng ngực cần cân nhắc lại.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy những phụ nữ nâng ngực thẩm mỹ có thể tăng nguy cơ mắc phải bệnh ung thư hiếm gặp có tên ung thư tế bào lớn thoái biến (anaplastic large cell lymphoma, viết tắt ALCL).
Nâng ngực làm tăng nguy cơ mắc ung thư hiếm gặp
Đây là dạng ung thư liên quan đến các tế bào lympho lớn thoái biến, tấn công hệ miễn dịch của cơ thể. Các tế bào ung thư sẽ xuất hiện ở da hay tại các hạch bạch huyết bao quanh phần vật liệu cấy ghép trong tuyến vú.
Nâng ngực làm tăng nguy cơ mắc ung thư tế bào lớn thoái biến |
Thông thường, đây là dạng ung thư bạch cầu thường gặp ở những người lớn tuổi và phổ biến hơn đối với nam giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ được chẩn đoán mắc phải ung thư ALCL đã tăng lên. Các chuyên gia cho rằng việc nâng ngực có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này bởi các thông tin thu được cho thấy có mối liên quan giữa nâng ngực và ALCL.
Một nghiên cứu được thực hiện gần đây với những bệnh nhân mắc ung thư hạch không liên quan đến các tế bào lympho ở vú. Trong số 43 bệnh nhân mắc ung thư tế bào lympho, trong đó có đến 32 người đã thực hiện phẫu thuật nâng ngực.
Phát hiện này cho thấy những phụ nữ đã thực hiện nâng ngực có khả năng mắc phải ung thư vú ALCL cao hơn đến 421 lần. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ung thư này khá thấp: đến độ tuổi 75, chỉ có khoảng 6290 phụ nữ đã nâng ngực mắc phải loại ung thư này.
Vậy có nên nâng ngực hay không?
Nhà nghiên cứu - Tiến sĩ Daphne de Jong đến từ trường Đại học Y khoa VU (Amsterdam) cho biết: “Việc cảnh báo về nguy cơ mắc ung thư tế bào lớn thoái biến cho những phụ nữ có ý định nâng ngực để giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn”.
“Những phụ nữ đã nâng ngực nên được biết và các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh ung thư để họ có thể kịp thời tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu của khối u,… Mặc dù chưa rõ ràng tại sao việc nâng ngực lại có thể dẫn tới nguy cơ mắc phải dạng ung thư hiếm gặp này, có thể là do phản ứng của hệ thống miễn dịch hoặc phản ứng viêm với vi khuẩn trên bề mặt của vật liệu cấy ghép”.
Phản ứng của hệ miễn dịch hay phản ứng viêm của vi khuẩn với chất liệu cấy ghép làm tăng nguy cơ ung thư |
Đặc biệt, phương pháp cấy ghép bằng khuôn macrotexured có thể làm gia tăng nguy cơ. Trong số 28 trường hợp mắc ALCL ở phụ nữ, có 23 trường hợp đã được cấy ghép bằng khuôn macrotexured.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa thể chứng minh hoàn toàn liệu hoặc làm thế nào việc nâng ngực lại có thể làm tăng nguy cơ gây ra ung thư tế bào lympho lớn thoái biến.
Một hạn chế khác của nghiên cứu là có quá ít bệnh nhân để để các nhà nghiên cứu xem xét đến các yếu tố khác như như thời gian đã thực hiện nâng ngực hay kiểu cấy ghép có ảnh hưởng đến tỷ lệ phát triển u lympho vú.
Tiến sĩ Colleen McCarthy đồng thời là một nhà nghiên cứu về ung thư cho biết mặc dù nguy cơ mắc ung thư ALCL rát là hiếm, nhưng phụ nữ vẫn nên tham khảo ý kiến với các bác sĩ để xem xét liệu có nên cấy ghép và lựa chọn dạng cấy ghép nào.
"Việc nâng ngực giúp cải thiện hình ảnh cơ thể người phụ nữ, làm tăng sự tự tin và mức độ hài lòng đối với cuộc sống của họ. Việc nâng ngực vẫn là một trong những phương pháp thẩm mỹ được thực hiện nhiều nhất trên thế giới và ung thư tế bào lớn thoái biến là ung thư lympho hiếm gặp và có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm”.
"Vì vậy, những phụ nữ đang có ý định phẫu thực nâng ngực nên xem xét và cân nhắc những lợi ích và nguy cơ của việc cấy ghép bằng chất liệu trơn hay chất liệu bề mặt nhám”.
Chất liệu cấy ghép có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc chứng ung thư hiếm gặp này |
Phụ nữ đã nâng ngực cần phải tự theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên bởi việc nâng ngực sẽ tạo ra bóng tối khi chụp X-quang, làm hạn chế việc phát hiện ra các khối u và giảm hiệu quả điều trị.
Thúy Hạ
Theo Tạp chí Sống Khỏe