Có thể nói, hiện nay không chỉ nữ giới mà cả nam giới đều giữ cho mình thói quen nặn mụn bằng tay tại nhà. Đây là một việc làm giúp cho chúng ta có cảm giác rất “sướng” khi loại bỏ được những đốm mụn. Tuy nhiên, điều này lại rất có hại cho da.
Do tay của chúng ta không đảm bảo được độ sạch tuyệt đối. Ngoài ra, bạn không thể nào phân biệt được đâu là mụn “lành”, đâu là mụn “ác”. Đây chính là nguyên nhân khiến cho làn da của bạn dễ nhận nhiều tổn thương như viêm, sưng và một số những biến chứng nghiêm trọng.
Thói quen nặn mụn bằng tay có thể dẫn đến những tai hại không lường |
Vì vậy, nếu ai còn giữ những thói quen nặn mụn bằng tay tại nhà có thể gặp phải những tác hại sau đây. Hãy cùng nhau tham khảo và hạn chế sử dụng tay nặn mụn để giữ được một gương mặt xinh đẹp nhé!
Gây nhiễm trùng da, gây đau đớn
Tác hại có thể nói phổ biến nhất đối với những ai thường xuyên nặn mụn bằng tay đó chính là nhiễm trùng da và gây đau đớn.
Nguyên nhân này xảy ra chủ yếu do tay của chúng ta có thể chứa đầy những loại vi khuẩn, bụi bẩn sau khi mới làm việc gì đó xong. Còn đối với các vật dụng nặn mụn tại nhà, sau môt thời gian không sử dụng các loại vi khuẩn cũng bám lên khá nhiều. Nếu bạn không rửa sạch chúng trước khi sử dụng, kết hợp với việc không lấy được hết nhân mụn bên trong dễ khiến vùng da bị viêm, sưng tấy và mưng mủ hơn bình thường.
Mụn luôn là một trong những nổi lo lắng của chị em phụ nữ |
Mặt khác, những ai thường xuyên có thói quen nặn mụn sẽ biết được cảm giác đau nhức vô cùng. Nguyên nhân này xảy ra là do các đốm mụn không nằm trên bề mặt của da mà chúng thường ẩn sâu vào bên trong các tế bào. Chính vì điều đấy, chúng ta phải cố gắng dùng sức nặn thật mạnh để các nhân mụn được lấy hết ra ngoài. Đây là nguyên nhân khiến cho làn da của bạn dễ bị tổn thương. Thay vì, chúng ta nặn mụn tại nhà, không có những biện pháp đúng cách và phù hợp, thì hãy chọn ngay một địa điểm có nhiều uy tín để các nhân viên tư vấn và thực hiện lấy mụn một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo được an toàn cho da.
Mụn lan rộng để lại nhiều sẹo và nốt thâm
Như trên đã cho biết, mụn không nằm trên bề mặt da mà chúng ẩn sâu trong những tế bào. Chính vì thế, bạn phải dùng sức thật mạnh mới có thể lấy được mụn ra khỏi khu vực đấy. Đồng nghĩa với việc bạn dùng sức quá lớn để lấy mụn vô tình làm vỡ các lớp mạch máu dưới da. Đây chính là điều kiện tốt nhất để các loại vi khuẩn lấy lan rất nhanh chóng qua những khu vực lân cận.
Ngoài ra, đối với những ai có nhân mụn to, nằm sâu bên trong các lớp biểu bì da, thì khi đưa chúng ra ngoài sẽ để lại một lỗ thủng rất lớn. Chính điều này đã góp phần làm phá vỡ cấu trúc trên bề mặt da. Đặc biệt hơn, đối với những ai có khung collagen yếu thì sẽ rất dễ dàng để lại sẹo sau khi loại bỏ nhân mụn. Mặt khác, khi nặn mụn dùng quá nhiều sức sẽ khiến vùng da bị tổn thương nặng và chúng không còn khả năng tự làm lành để đưa da quay về trạng thái ban đầu. Do đó, bạn chỉ nên nặn mụn khi chúng có biểu hiện chín muồi, nằm trên bề mặt và gần như đang tự bong ra.
Mụn để lại rất nhiều vết thâm khiến chị em lo lắng |
Bên cạnh đó, sau khi nặn mụn xong chúng ta thường xuyên nhận thấy có những vết thâm nám ngay trên bề mặt da. Đây là biểu hiện của việc tăng sắc tố sau viêm, xảy ra đối với những vùng da tối. Theo một số chuyên gia thẩm mĩ cho biết, những ai có màu da sậm hơn bình thường sẽ gặp vấn đề này với mức độ khá nghiêm trọng. Việc tăng sắc tố trên da có thể mất đi sau vài tháng và chậm nhất có thể kéo đến vài năm.
Nặn phải mụn “độc” có nguy có chết người
Nhiều loại mụn có cấu trúc giống nhau ví dụ như mụn đinh râu, mụn thịt thường hay bị nhâm lẫn với mụn trứng cá. Hai loại mụn này có mối liên hệ với các mao mạch, mạch máu và một số dây thần kinh. Nếu chúng ta không cẩn trọng trong việc phán đoán bằng mắt thường thì dễ gây ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài ra, nếu bạn làm nhiễm trùng ở những vùng mụn này có nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng máu, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Chính vì những tác hại đáng sự như trên, để an toàn cho tính mạng chúng ta có thể tìm đến những địa điểm chăm sóc da có uy tín, nhờ họ tư vấn và làm sạch mụn theo những phương pháp đặc thù.
Sờ tay lên vùng bị mụn và không có thói quen rửa mặt sau khi nặn mụn
Có nhiều người luôn giữ thói quen dùng ta sờ lên những đốm mụn rồi tiện thể nặn chúng. Tuy nhiên, đây không phải là thói quen tốt. Mỗi chúng ta không ai có thể đảm bảo được rằng bàn tay mình luôn sạch sẻ mọi lúc. Chính vì điều đó, những vùng mụn được nặn bằng tay luôn bị sưng tấy do các loại vi khuẩn đã tấn công vào sâu bên trong tế bào da.
Việc sờ tay lên mụn là điều hoàn toàn không nên |
Bên cạnh đó, nhiều thống kê cho thấy, chúng ta thường xuyên quên bẳn đi việc vệ sinh vùng da sau khi mới nặn mụn xong. Có thể thấy, chúng ta chỉ chú trọng vào việc vệ sinh da mặt trước khi nặn mụn để phần nào loại bỏ được một số dầu nhờn, bụi bẩn bám trên da, tạo điều kiện cho các nhân mụn dễ dàng thoát ra khỏi các lớp tết bào. Tuy nhiên, sau khi nặn mụn xong bạn đã quên đi bước vệ sinh cuối cùng để se khít lại các lỗ chân lông.
Mặt khác, nếu chúng ta cứ giữ mãi thói quen này thì sẽ tạo điều kiện cho các lớp bụi, vi khuẩn bám vô da và thẩm thấy một cách nhanh chóng. Sau đó, những loại vi khuẩn này sẽ khiến cho da chịu nhiều tổn thương như viêm, sưng,...
Phong Vũ
Theo Tạp chí Sống khỏe