Có thể nói, làm thế nào để cân bằng được giữa cuộc sống gia đình và công việc là nỗi trăn trở của khá nhiều chị em, thậm chí điều này đôi khi khiến họ bất lực và kiệt sức rất nhiều. Lúc này, bạn nên áp dụng ngay 8 cách sau đây để cân bằng lại cuộc sống nhé.
1. Lên kế hoạch cụ thể
Có người ghi chép bằng giấy, có người sử dụng điện thoại di động, PDA... nhưng những bà mẹ chu toàn đều có chung thói quen lên kế hoạch những việc cần làm. Tốt nhất nên ghi chép kế hoạch công việc và kế hoạch dành cho con cái, gia đình vào chung một lịch để tiện theo dõi và so sánh.
Lên kế hoạch và phân bổ thời gian cụ thể sẽ giúp chị em kiểm soát được công việc hàng ngày rất hiệu quả. |
Tuy nhiên, bạn phải nên để trống một chút thời gian dự phòng cho công việc khi bạn có việc gia đình cần ưu tiên giải quyết và ngược lại nhé.
2. Chỉ tập trung vào 1 việc trong 1 thời điểm
Nhiều chị em có thói quen làm nhiều việc cùng một lúc. Hãy tự đánh giá xem bạn có thể vừa nói chuyện điện thoại vừa làm việc nhà được không? Hoặc có vừa làm việc vừa dạy con học được hay không? Dĩ nhiên là được nhưng nó sẽ ngốn của bạn gấp đôi thời gian so với bình thường.
Ảnh minh họa |
Tốt nhất hãy tập trung vào một việc thôi. Hãy biến những thói quen vô thức thành những lựa chọn có ý thức. Vì điều đó vừa giúp bạn tiết kiệ thời gian, làm việc hiệu quả vừa giúp cơ thể bớt căng thẳng nữa đấy.
3. Đừng bao giờ có ý nghĩ “hy sinh”
Nhiều chị em do quá áp lực với công việc và gia đình nên thường có ý nghĩ sẽ hi sinh một trong 2 để tập trung vào một thứ mà thôi. Nhưng câu trả lời là không nên như vậy. Ở góc độ tư vấn, tiến sĩ Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM, nhấn mạnh: “Không nên hy sinh và không dùng khái niệm hy sinh. Trên cuộc đời này, ta cần cả hai vì thế không thể hy sinh cái này cho cái kia được”.
Về khái niệm của sự cân bằng, tiến sĩ Thúy chia sẻ: “Giữa hai khía cạnh này không có sự cân bằng tuyệt đối mà ta phải biết ưu tiên trong từng giai đoạn cuộc đời, giai đoạn nào sẽ cần ưu tiên cái gì hơn. Khi còn trẻ thì ưu tiên việc học và công việc, khi lập gia đình và sinh con nhỏ thì dành thời gian chăm sóc cho gia đình và con cái nhiều hơn một chút, bởi đó là thiên chức của một người phụ nữ”.
Vậy nên, xác định được điều gì ít ưu tiên hơn, phụ nữ nên tạm dành ít thời gian hơn chứ không nên buông bỏ vì vốn dĩ con người không thể làm tốt cùng một lúc nhiều việc cơ mà.
4. Đề nghị chồng cùng tham gia
Hãy đề nghị chồng bạn chia sẻ việc nhà và phân chia rõ ràng. Đừng quên cảm ơn anh ấy vì điều đó. Thực tế, không phải người đàn ông nào cũng cho rằng nội trợ là việc của họ. Họ luôn sẵn lòng làm, nhưng người vợ khôn ngoan phải biết tận dụng sự sẵn lòng đó.
5. Mẹ và con cùng làm việc
|
Ảnh minh họa |
Đối với những đứa trẻ đã lớn hơn một chụt, mẹ có thể cho bé giúp mẹ bằng những việc nhỏ như quét nhà, rửa chén, sắp xếp các vật dụng nhỏ trong nhà...Điều này không chỉ rèn cho bé tính tự lập sau này mà còn giúp mẹ có nhiều thời gian hơn để giải quyết công việc của mình.
6. Hạn chế “tám chuyện” khi không cần thiết
Ảnh minh họa |
Có lẽ “tám chuyện” chính là thói quen khó bỏ của nhiều bà mẹ, nhưng việc này thường ngốn thời gian một cách không ngờ đấy! Nếu bạn muốn có thờ gian thư giãn cùng bạn bè thì hãy lên kế hoạch sẵn, sắp xếp công việc rồi dành hẳn một ngày để thỏa thích “tám chuyện”, như vậy bạn sẽ kiểm soát được thời gian tốt hơn.
7. Sắp xếp nơi làm việc ngăn nắp
Ảnh minh họa |
Tại sao việc này lại quan trọng? Vì thời gian ở văn phòng của bạn cực kỳ quý, bạn phải tận dụng để giải quyết tất cả công việc. Đừng phí thời gian vào những việc như lục tìm file hồ sơ, ngó nghiêng mấy cái email rác hay thậm chí phí thời gian đi tìm cây viết. Hãy sắp xếp bàn làm việc thật gọn gàng, khoa học và đảm bảo những thứ thường dùng luôn nằm trong tầm tay nhé.
8. Không lẫn lộn giữa gia đình và công việc
Theo các nhà tâm lý - xã hội học, khả năng hoàn thành công việc của mỗi người tùy thuộc vào việc người đó có được nghỉ ngơi, hồi phục năng lượng khi trở về với mái ấm hay không.
Nếu vẫn không thể thôi nghĩ về công việc sau khi rời khỏi công sở, hãy biết cách phân chia tâm trí của mình ra thành những ngăn kéo riêng biệt. Chẳng hạn, hãy chọn một nơi yên tĩnh để giải quyết những sự lo lắng về công việc. Sau đó hãy đóng ngay chiếc ngăn kéo công việc đó lại để trở về với thực tại gia đình.
Tương tư, bạn cũng không nên sử dụng thời gian làm việc vào việc riêng của gia đình. Nhiều người gọi đó là ăn cắp thời gian của công ty. Điều này khiến công việc của bạn kém hiệu quả. Bạn có thể làm những việc này vào giờ nghỉ trưa để tránh ảnh hưởng tới công việc.
Ngân Trần
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình