“Tất cả mọi người đều bình đẳng và phụ nữ được đưa lên một vị trí danh giá” - Đức Phật đã khẳng định như thế.
Phụ nữ cần được tôn trọng
Quan niệm về phụ nữ, Ấn Độ giáo cho rằng: con trai được xem là thiết yếu trong việc thi hành tang lễ để giúp vong linh người cha đạt được cõi trời, và con gái không làm được điều này, bởi vì con gái bị xem như gánh nặng cho gia đình cho đến khi đi lấy chồng.
Từ đó, Ấn Độ giáo kết luận về vai trò của người phụ nữ là: làm vợ - phục tùng chồng, làm mẹ - sinh con, chăm con, làm dâu - phục tùng mẹ chồng.
Thế nhưng, Phật giáo không đồng tình với điều này, trong bài viết “Quan điểm Phật giáo về vai trò phụ nữ”, bà Kumudini Ranathunga cho rằng, từ khi đạo Phật xuất hiện, Đức Phật đã đưa phụ nữ lên một vị trí danh giá, coi tất cả mọi chúng sinh đều có quyền bình đẳng.
Và như vậy, phụ nữ có quyền tự do tham gia các hoạt động tôn giáo, được sống thoải mái dưới sự hướng dẫn của Đức Phật và tham gia hoạt động trong Tăng đoàn Phật giáo.
Đức Phật không đồng tình với những khái niệm trọng nam khinh nữ của Đạo Bà La Môn truyền thống.
|
Ảnh minh họa |
Vì phụ nữ phải chịu đựng 5 nỗi khổ
Minh chứng cho điều này, Đức Phật nêu lên 5 nỗi khổ mà người phụ nữ nào cũng phải chịu đựng:
1. “Khi còn nhỏ, người phụ nữ phải sống trong nhà của cha mẹ và người thân của họ, lớn lên lại phải sống với nhà chồng;
2. Phải trải qua những kỳ kinh hàng tháng;
3. Phải mang thai;
4. Phải sinh con;
5. Phải thức đợi người đàn ông của mình”.
Vậy được yêu thương và tôn trọng là điều hiển nhiên mà phụ nữ phải có vì những nỗi khổ mà mình phải chịu đựng.
Quan điểm của chủ nghĩa bình quân của triết học Phật giáo không công nhận rằng đàn ông có giới tính ưu việt hơn phụ nữ.
Thậm chí ở góc độ giới tính việc thấy kinh, mang bầu và sinh con khiến vai trò của người phụ nữ được nâng cao để mỗi người đàn ông đều phải ngưỡng mộ.
Ảnh minh họa |
Xã hội hiện đại: bớt thành kiến nhưng vẫn thích “con trai hơn con gái”
Đó là thực tế ở xã hội ngày nay - thế kỷ XXI văn minh và hiện đại.
Xu hướng muốn có con trai hoặc chưa thấy trọn vẹn khi nhà chỉ có con gái vẫn tồn tại ở rất nhiều gia đình Việt Nam.
Ảnh minh họa |
Theo tác giả Như Hạnh điều này có thể được giải thích bởi hai lý do sau: Một là vì nhu yếu chung của các xã hội nông nghiệp, cần con trai để có nhiều bắp thịt để lao động và hai là do ảnh hưởng của Nho giáo, một thế giới quan trọng nam khinh nữ.
Người đàn bà vì lý do gì không biết không sinh được con trai bị xem là một món hàng khiếm khuyết, cũng là cái cớ để ông chồng mừng rỡ đi lấy vợ khác “kiếm đứa con trai”.
Trên thế giới, có một số tôn giáo xem hôn nhân như một nhiệm vụ tôn giáo, một thánh lễ. Do vậy, chết sống gì cũng cứ phải ở với nhau và ly dị là một tội lỗi.
Nhưng Phật giáo xem hôn nhân như một khế ước giữa người đàn ông và người đàn bà.
Do đó, tuy không khuyến khích nhưng Phật giáo cho phép ly dị. Hơn nữa, Phật giáo còn cho quyền đàn bà ly dị đàn ông.
“Phụ nữ không phải món đồ sở hữu của đàn ông” - Phật giáo đã khẳng định. Và đó là một quan niệm khoa học và được tôn vinh.
Tiểu Bùi
Theo tạp chí Sống Khỏe