Hợp tác quảng cáo

Những kiểu tiết kiệm sai lầm khiến bạn chỉ thêm nghèo

Tiết kiệm là tốt nhưng nếu tiết kiệm không đúng cách, bạn sẽ chỉ thêm nghèo. Dưới đây là những sai lầm tiết kiệm mà chúng ta hay mắc phải:

Hình minh họa.

Hình minh họa

1. Tham rẻ

Nhiều người mua một món đồ không phải vì đẹp hay chất lượng mà vì thấy quá rẻ hay sale khủng. Tuy nhiên, những sản phẩm này thường là hàng lỗi, hàng quá đát hay chất lượng đã hao hụt đi rất nhiều.

Nếu bạn mua được một chiếc áo rẻ chỉ bằng một nửa giá thực nhưng mặc được 2, 3 lần là bắt đầu thấy nhàu nát, sứt chỉ thì chỉ còn "nước" vứt bỏ và mua cái mới. Như vậy chỉ khiến bạn thêm tốn tiền mà thôi.

Vì vậy, khi mua hàng đừng nên tham rẻ mà hãy nhìn vào chất lượng sản phẩm và có phù hợp với mình hay không! Một món đồ chất lượng và bền đẹp với thời gian sẽ giúp bạn cắt giảm và tiết kiệm chi phí rất nhiều.

2. Các loại voucher, phiếu giảm giá,...

Ngày nay, rất nhiều công ty tung ra chiến lược bán hàng để thu hút khách hàng bằng các loại voucher hay phiếu mua hàng giảm giá. Các hình thức này hấp dẫn khách hàng bởi tạo được cảm giác mua được sản phẩm tốt với giá hời nên dễ mua sắm một cách thả ga, mua nhiều thứ để đạt số tiền quy định được tặng phiếu giảm giá.

Tuy nhiên, thực chất nó lại là một chiêu trò của nơi bán hàng với mục đích bán thật nhiều hàng nhưng giá trị vẫn không hề thay đổi.

Nếu là một người tiêu dùng thông minh hẳn bạn sẽ biết được những sản phẩm này thường được đẩy lên 1 cái giá khá cao xong rồi lại giảm giá, không hề rẻ hơn so với thị trường. Chiêu giảm giá này thực ra chỉ muốn "qua mắt" khách hàng mà thôi.

Vì vậy, để tránh sa đà vào tiêu tiền không đáng, bạn nên thận trọng khi quyết định sử dụng hình thức mua hàng này.

3. Không có kế hoạch chi tiêu cụ thể

Nếu không có một kế hoạch chi tiêu cụ thể, bạn rất dễ sa vào mua sắm những thứ không cần thiết hay mua sắm theo cảm hứng. Vạch ra một kế hoạch cụ thể cần ưu tiên mua cái gì, đặt mục tiêu để có được cái đó và loại bỏ những thứ không cần thiết sẽ giúp bạn xác định rõ nhu cầu của mình và không đi chệch đường.

Ngoài kế hoạch ngắn hạn, bạn vẫn rất cần lập kế hoạch tiết kiệm cho kế hoạch dài hạn của mình. Nếu bạn muốn đi du học, cần tiết kiệm tiền ngay bây giờ và thành lập một quỹ riêng không được động vào.

Nếu muốn mua nhà, chắc chắn bạn phải lập quỹ từ 3-4 năm mới có thể thực hiện được dự định của mình. Còn nếu không, chắc chắn bạn không bao giờ có thể đạt được điều mình muốn.

4. Không tính toán trước các chi phí phát sinh

Nhiều khi chúng ta thực hiện một kế hoạch nghe có vẻ vô cùng tiết kiệm nhưng trong quá trình thực hiện lại phát sinh nhiều chi phí khác. Chẳng hạn bạn muốn đi du lịch đến một khu sinh thái còn hoang sơ để tiết kiệm chi phí vé vào hay các dịch vụ ăn uống khác.

Tuy nhiên, bạn sẽ phải chạy quãng đường xa gấp 3, 4 lần so với việc chọn một khu sinh thái ngoại ô thành phố, vừa tốn tiền xăng xe, thời gian nghỉ ngơi và các khoản phát

5. Không dám tiêu tiền

Đồng tiền bạn làm ra rất cực khổ nên bạn không bao giờ mạo hiểm dùng nó để đầu tư vào một cái gì đó, thậm chí còn không dám mua sắm, ăn ngon.

Tuy nhiên, nếu chỉ giữ khư khư tiền, bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội sinh lời  trong khi lạm phát đang ngày càng ở mức cao. Nếu tiết kiệm theo cách đó, bạn chỉ khiến đồng tiền của mình thêm mất giá trị mà thôi.

Linh Nhi

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Cho con

Giảm béo

Dịch vụ