Hợp tác quảng cáo

Bài thuốc tự nhiên từ các loại gia vị phổ biến trong nhà bếp

Đôi khi, bạn gặp phải một vài tình trạng sức khỏe đơn giản và nhẹ mà không cần thiết phải điều trị y tế. Có một số bài thuốc điều trị tại nhà phổ biến và hiệu quả sẽ giúp ích chẳng hạn như gừng chữa đau dạ dày, bạc hà trị buồn nôn, nghệ chữa viêm nhiễm...

Dưới đây là những bài thuốc điều trị tại nhà hiệu quả đã được chứng minh và chúng ta nên biết để lúc cần thiết có thể dùng đến.

1. Nghệ hạn chế đau viêm

Chất curcumin có trong nghệ được biết đến với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Nó giúp chống lại stress oxy hóa và giảm viêm đường thở. Nghệ cũng có đặc tính khử trùng, chống nấm và kháng khuẩn có lợi cho hệ thống miễn dịch.

Công dụng: Loại gia vị này có thể được sử dụng để điều trị các vết cắt, vết bầm tím, vết thương, các vấn đề về tiêu hóa, cảm lạnh và ho, mụn trứng cá và các vấn đề về da.

Bai thuoc tu nhien tu cac loai gia vi pho bien trong nha bep

Nghệ giúp điều trị các vết cắt, vết bầm tím, vết thương, các vấn đề về tiêu hóa, cảm lạnh và ho, mụn trứng cá và các vấn đề về da.

Cách sử dụng: Bạn có sử dụng nghệ trong các món ăn một cách thường xuyên. Hoặc sử dụng 0,5 đến 1,5 thìa cà phê bột nghệ mỗi ngày.

Cảnh báo: Tiêu thụ quá nhiều nghệ có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

2. Gừng chữa buồn nôn, chuột rút kỳ kinh nguyệt

Được biết đến với đặc tính chống viêm, gừng giúp phá vỡ chất nhầy, giúp cơ thể tống ra ngoài dễ dàng hơn. Nó cũng giúp cải thiện lưu thông đến phổi và giảm viêm.

Công dụng: Gừng được sử dụng để giảm buồn nôn, nôn mửa (ốm nghén), đau bụng kinh và các bệnh nhiễm trùng nhỏ.

Cách dùng: Lấy một củ gừng, gọt vỏ, thái miếng rồi đun sôi. Lọc và uống dưới dạng trà để giảm đau.

Cảnh báo: Không tiêu thụ quá 4 gam gừng mỗi ngày vì nó có thể gây ra chứng ợ nóng, khó chịu dạ dày và các vấn đề nhỏ khác.

3. Mật ong trị đau họng, cảm lạnh và cúm

Từ bao đời nay, mật ong đã được sử dụng làm thuốc và thực phẩm. Nó rất giàu các hợp chất thực vật có lợi và mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Mật ong cũng có đặc tính chống nấm và kháng khuẩn.

Công dụng: Mật ong có thể được sử dụng để điều trị đau họng, cảm lạnh (mật ong + chanh), đau dạ dày (gừng + mật ong), đau răng (đinh hương + mật ong), trào ngược axit (giấm táo + mật ong), mụn trứng cá (mật ong + mặt nạ sữa chua) và giảm đau cơ (mật ong + nước dừa).

Cảnh báo: Hạn chế tiêu thụ mật ong hàng ngày ở mức 3 muỗng canh vì quá nhiều mật ong có thể gây táo bón, đầy hơi hoặc tiêu chảy.

4. Bạc hà tốt cho tiêu hóa, đẩy lùi hôi miệng

Lá bạc hà có hàm lượng calo thấp. Do chứa nhiều chất xơ nên thảo dược này giúp ngăn ngừa chứng khó tiêu, giảm lượng cholesterol cao và hạn chế nguy cơ tăng cân, béo phì. Nó cũng được sử dụng trong việc ngăn ngừa chứng hôi miệng và các vấn đề sức khỏe khác.

Bai thuoc tu nhien tu cac loai gia vi pho bien trong nha bep

Nghệ giúp điều trị các vết cắt, vết bầm tím, vết thương, các vấn đề về tiêu hóa, cảm lạnh và ho, mụn trứng cá và các vấn đề về da.

Công dụng: Bạc hà có thể được sử dụng để điều trị đầy hơi, hôi miệng, đau bụng kinh, tiêu chảy, buồn nôn, lo lắng và đau đầu liên quan đến trầm cảm, cảm lạnh thông thường và chứng khó tiêu.

Cách dùng: Nhai lá bạc hà có tác dụng trị hôi miệng, đầy hơi. Bạn cũng có thể pha trà bạc hà để điều trị chứng lo âu và nhức đầu liên quan đến trầm cảm, cảm lạnh thông thường và cả chứng khó tiêu.

Cảnh báo: Tiêu thụ quá nhiều lá bạc hà có thể gây ra chứng ợ nóng, khô miệng, buồn nôn và nôn mửa.

5. Tỏi chữa cảm và ho

Tỏi có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, đồng thời kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Tỏi có nhiều hợp chất lưu huỳnh giúp tăng mức độ glutathione, một chất chống oxy hóa có thể giúp giảm mức độ căng thẳng.

Công dụng: Tỏi được sử dụng để điều trị cảm lạnh, ho, đau răng, táo bón và nhiễm trùng.

Cách sử dụng: Bạn có thể ăn tỏi sống khi bụng đói để giảm táo bón. Thường xuyên ăn tỏi sẽ giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông thường hoặc cúm. Nếu bạn bị ốm, ăn tỏi có tác dụng làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

Cảnh báo: Tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể gây ra cảm giác nóng rát trong miệng hoặc dạ dày, ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, mùi cơ thể và tiêu chảy.

6. Ớt giảm đau

Ớt có chứa capsaicin giúp giảm đau trong cổ họng. Nó cũng giúp giảm viêm và làm sạch viêm họng.

Công dụng: Nếu bạn đang gặp vấn đề với các cơn đau cơ hoặc đau toàn thân, hãy tìm một ít ớt trong nhà bếp.

Cách sử dụng: Trộn 3 muỗng canh bột ớt với 1 chén dầu dừa. Sau đó đun dầu ở lửa nhỏ cho đến khi tan chảy, khuấy đều hỗn hợp trong 5 phút. Lấy ra khỏi bếp và đổ vào một cái bát, để cho nó săn lại và sau đó thoa lên da khi nguội.

Cảnh báo: Không bao giờ sử dụng hỗn hợp này xung quanh mặt hoặc mắt và nhớ đeo găng tay trong quá trình thoa.

Những nguyên liệu quen thuộc trong bếp nhà bạn đôi khi lại trở thành bài thuốc hữu hiệu mà không cần phải có sự trợ giúp y tế nào. Liệu pháp tự nhiên luôn tốt cho sức khỏe miễn là chúng ta biết cách áp dụng cho phù hợp.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Dinh dưỡng

Làm đẹp

Gia đình khỏe