Hợp tác quảng cáo

Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm đang diễn ra ở nhiều quốc gia, đâu là triệu chứng và cách phòng ngừa?

Bệnh đậu mùa khỉ đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức họp khẩn và đưa ra những cảnh báo về sự bùng phát. Hiện bệnh đã được ghi nhận tại 12 quốc gia trên thế giới như Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Ý, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Mỹ, Canada, Australia và có nguy cơ lan sang nhiều nước khác. Vậy đây là bệnh gì, có những triệu chứng ra sao, nguy hiểm như thế nào, đâu là cách điều trị và phòng ngừa? Hãy cùng Sức khoẻ Gia đình tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Benh dau mua khi nguy hiem dang dien ra o nhieu quoc gia, dau la trieu chung va cach phong ngua?

Hiện bệnh đã được ghi nhận tại 12 quốc gia trên thế giới và có nguy có phát triển thành dịch.

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 khi hai đợt bùng phát bệnh tương tự như thủy đậu xảy ra trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là 'bệnh đậu mùa khỉ.' Trường hợp người đầu tiên mắc bệnh đậu mùa ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo trong một thời kỳ nỗ lực tăng cường loại bỏ bệnh đậu mùa. Kể từ đó bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo ở người ở các nước Trung và Tây Phi khác.

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm vi rút đậu mùa khỉ. Virus đậu mùa khỉ thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Chi Orthopoxvirus cũng bao gồm vi rút variola (gây bệnh đậu mùa), vi rút vaccin (được sử dụng trong vắc xin đậu mùa) và vi rút đậu mùa bò.

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 khi hai đợt bùng phát bệnh tương tự như thủy đậu xảy ra trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là 'bệnh đậu mùa khỉ.' Trường hợp người đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo trong một thời kỳ nỗ lực tăng cường loại bỏ bệnh đậu mùa. Kể từ đó bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo ở người ở các nước Trung và Tây Phi khác.

Các ca bệnh đậu mùa khỉ ở người đã xảy ra bên ngoài châu Phi liên quan đến du lịch quốc tế hoặc động vật nhập khẩu, bao gồm các ca bệnh ở Hoa Kỳ, cũng như Israel, Singapore và Vương quốc Anh.

Các ổ chứa tự nhiên của bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, các loài gặm nhấm châu Phi và các loài linh trưởng (như khỉ) có thể chứa vi rút và lây nhiễm sang người.

2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Benh dau mua khi nguy hiem dang dien ra o nhieu quoc gia, dau la trieu chung va cach phong ngua?

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự nhưng nhẹ hơn các triệu chứng của bệnh đậu mùa.

Ở người, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự nhưng nhẹ hơn các triệu chứng của bệnh đậu mùa. Bệnh đậu mùa khỉ bắt đầu với sốt, nhức đầu, đau cơ và kiệt sức. Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ là bệnh đậu mùa khỉ làm cho các hạch bạch huyết sưng lên (bệnh nổi hạch) trong khi bệnh đậu mùa thì không. Thời kỳ ủ bệnh (thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng) đối với bệnh đậu mùa khỉ thường là 7-14 ngày nhưng có thể từ 5-21 ngày.

Bệnh bắt đầu với:

- Sốt

- Đau đầu

- Đau cơ

- Đau lưng

- Sưng hạch bạch huyết

- Ớn lạnh

- Kiệt sức

Trong vòng 1 đến 3 ngày (đôi khi lâu hơn) sau khi xuất hiện sốt, bệnh nhân phát ban, thường bắt đầu ở mặt sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Phát ban có xu hướng tập trung nhiều ở mặt và tứ chi hơn là thân. Phát ban tiến triển tuần tự, từ việc rát da (chưa nổi mẩn) đến sẩn ngứa (các nốt mẩn nhô cao), sau đó là mụn nước (tổn thương dứa dịch bên trong) và mụn mủ (tổn thương chứa dịch vàng).

Bệnh thường kéo dài trong 2-4 tuần. Ở Châu Phi, bệnh đậu mùa khỉ đã được chứng minh là bệnh có thể gây tử vong với tỉ lệ 10%.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh đậu mùa khỉ

Benh dau mua khi nguy hiem dang dien ra o nhieu quoc gia, dau la trieu chung va cach phong ngua?

Chủng vi rút gây ra bệnh đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus trong họ vi rút Poxviridae.

Vi rút gây nên căn bệnh đậu mùa khỉ là gì? Theo các tài liệu, chủng vi rút này thuộc chi Orthopoxvirus trong họ virus Poxviridae, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1958. Do vi rút gây bệnh được phát hiện ở hai ổ dịch giống với căn bệnh đậu mùa xảy ra ở khỉ trong phòng nghiên cứu nên căn bệnh này cũng được gọi là bệnh đậu mùa khỉ. 

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì khỉ không phải là tác nhân dẫn đến bùng phát dịch bệnh này. Theo WHO, nhiều khả năng loài gặm nhấm chính là nguồn lây lớn nhất nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác.

4. Bạn có thể bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

Sự lây truyền vi rút đậu mùa ở khỉ xảy ra khi một người tiếp xúc với vi rút từ động vật, người hoặc các vật liệu bị nhiễm vi rút. Vi rút xâm nhập vào cơ thể qua da bị hở (ngay cả khi không nhìn thấy), đường hô hấp hoặc niêm mạc (mắt, mũi hoặc miệng). Sự lây truyền từ động vật sang người có thể xảy ra do vết cắn hoặc vết xước, sơ chế thịt, tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể hoặc vật liệu bị tổn thương, hoặc tiếp xúc gián tiếp với vật liệu tổn thương, chẳng hạn như qua chất độn chuồng bị ô nhiễm. Sự lây truyền từ người sang người được cho là xảy ra chủ yếu qua các giọt đường hô hấp lớn. Các giọt đường hô hấp thường không thể di chuyển quá vài mét, vì vậy cần phải tiếp xúc trực tiếp có khoảng cách. Các phương thức lây truyền từ người sang người khác bao gồm tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể hoặc chất liệu gây tổn thương và tiếp xúc gián tiếp với chất liệu gây tổn thương, chẳng hạn như qua quần áo hoặc khăn trải giường bị ô nhiễm.

Vật chủ ổ chứa (vật mang mầm bệnh chính) của bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa được xác định mặc dù các loài gặm nhấm châu Phi bị nghi ngờ là có vai trò truyền bệnh. Vi rút gây bệnh đậu mùa ở khỉ chỉ mới được phục hồi (phân lập) hai lần từ một loài động vật trong tự nhiên. Trong trường hợp đầu tiên (1985), vi rút đã được phục hồi từ một loài gặm nhấm châu Phi có vẻ ốm yếu (sóc dây) ở Vùng Equateur của Cộng hòa Dân chủ Congo. Trong lần thứ hai (2012), vi rút đã được phục hồi từ một con khỉ sơ sinh đã chết được tìm thấy ở Công viên Quốc gia Tai, Cote d’Ivoire.

5. Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Benh dau mua khi nguy hiem dang dien ra o nhieu quoc gia, dau la trieu chung va cach phong ngua?

Có một số biện pháp có thể được thực hiện để ngăn ngừa nhiễm vi rút đậu mùa khỉ:

- Tránh tiếp xúc với động vật có thể chứa vi rút (bao gồm động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).

- Tránh tiếp xúc với bất kỳ vật liệu nào, chẳng hạn như khăn trải giường, đã tiếp xúc với động vật bị bệnh.

- Cách ly bệnh nhân nhiễm bệnh với những người khác có thể có nguy cơ nhiễm bệnh.

- Thực hành tốt vệ sinh tay sau khi tiếp xúc, đặc biệt với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh. Ví dụ, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn.

- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như đeo khẩu trang, đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ khi chăm sóc bệnh nhân.

- Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa. Chưa có vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ nhưng việc tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85% nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

- Nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật các thông tin bệnh.

6. Điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Tại thời điểm này, không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho nhiễm trùng đậu mùa ở khỉ, nhưng các đợt bùng phát bệnh đậu mùa ở khỉ có thể được kiểm soát.

Một số loại thuốc được cho là có thể điều trị đậu mùa khỉ có thể kể đến như: Vắc xin đậu mùa, cidofovir, ST-246, và globulin miễn dịch tiêm chủng (VIG). Vốn là các loại thuốc có hoạt tính chống lại virus đậu mùa trên khỉ. Tuy nhiên, hiện chưa có loại thuốc nào được nghiên cứu hoặc sử dụng trong các vùng dịch để điều trị bệnh đậu khỉ.

Đặc biệt, ở người bệnh từng tiêm vắc xin ngừa bệnh đậu mùa thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy vậy, các triệu chứng bệnh thường nhẹ hơn, không diễn tiến nặng và ít nguy cơ để lại biến chứng, không cần can thiệp.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Dinh dưỡng

Làm đẹp

Gia đình khỏe