Hợp tác quảng cáo

CÂY THUỐC LÁ khắc tinh của ung thư, trị tiểu đường và viêm khớp

Hút thuốc lá hiển nhiên có hại cho sức khỏe. Nhưng cây thuốc lá không hẳn cũng là có hại nếu bạn biết cách dùng.

CAY THUOC LA khac tinh cua ung thu, tri tieu duong va viem khop

1. Tìm hiểu 4.000 năm lịch sử của cây thuốc lá

Cây thuốc lá hoang dại được phát hiện lần đầu tiên trên trái đất trùng với văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản xuất thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/10/1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos.

Năm 1561, Jean Nicot, đại sứ Pháp ở Lisbon, đã giới thiệu bột thuốc lá với bà hoàng Catherine de Medici, người bị chứng đau nửa đầu. Bột thuốc lá khiến bà hắt hơi, cơn đau dịu đi. Điều đó làm giới quý tộc Pháp ngạc nhiên, nhưng lại khởi đầu cho việc dùng thuốc lá như một cách sống hợp thời trang trong giới quý tộc. Để tỏ lòng ngưỡng mộ Nicot, thuốc lá còn được gọi là Nicotine.

CAY THUOC LA khac tinh cua ung thu, tri tieu duong va viem khop

Các nhà khoa học đã chứng minh răng, cây thuốc lá có nhiều lợi ích tiềm tàng.

Tuy nhiên, sang thế kỷ XVII, thuốc lá đã gây ra tranh cãi ở châu Âu và phân chia quan điểm xã hội, nhưng chính phủ không thể ngăn cấm vì những khoản tiền khổng lồ thu được từ thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia. Và từ đó cho đến nay, cây sản xuất thuốc lá đã phổ biến toàn thế giới và người ta vẫn sử dụng nó như một cách giải trí không thể bỏ qua. Bởi vậy mà, thuốc lá có nhiều cơ hội gây ra rất nhiều căn bệnh như: ung thư phổi, vòm họng, các bệnh về tim mạch và hô hấp…

Cây thuốc lá chứa amin rất độc có thể gây hại cho sức khỏe của người hút thuốc là. Tuy nhiên, qua nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, loại cây này còn có khả năng chữa bệnh vô cùng quý giá. Điều này có vẻ đi ngược lại với những cảnh báo sức khỏe lâu nay chúng ta vẫn được nghe, nhưng lại là sự thật.

2. Đặc điểm của cây thuốc lá

Cây thuốc lá là một loại cây được sử dụng để chế biến thuốc lá, có tên gọi khoa học là Nicotiana tabacum. Cây thuốc họ Cà và là một loài cây hoang dại đã có cách đây khoảng 4000 năm. Cây được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới châu Mỹ, sau đó lan rộng ra các quốc gia khác trong đó có nhiều ở châu Á. Tại Việt Nam, cây thuốc lá được trồng nhiều ở tỉnh Thanh Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk… Đặc điểm của loại cây này như sau:

- Rễ thuộc loại rễ cọc, gồm rễ cái làm trụ và các rễ nhánh nhỏ. Trong điều kiện tự nhiên, đất trồng tơi xốp rễ cái có thể đâm sâu khoảng 1-1,2m. 

- Thân cây thẳng đứng, tròn, chiều cao của cây trưởng thành có thể đạt từ 1-3m khi gặp điều kiện đất tốt và giống tốt. Thân thường có nhiều lông tơ sản sinh các chất dính và được chia thành các đốt, mỗi đốt phân bố 1 lá, giữa các nách lá thường có chồi sinh trưởng.

CAY THUOC LA khac tinh cua ung thu, tri tieu duong va viem khop
Đặc điểm của cây thuốc lá

- Lá thuộc loại lá đơn nguyên, mọc cách và xoắn. Mỗi mắt trên thân thường mọc một lá, có hình mũi mác hoặc hình trứng, hình elip hay hình tim tùy vào độ phát triển của cây. Phiến lá thường rộng khoảng 30-50cm còn dài khoảng 60-75cm, không có cuống và có một mấu lá ôm vào thân.

- Hoa thuộc loại hoa lưỡng tính, chín cùng lúc và thụ phấn theo hình thức tự thụ phấn. Hoa thường có hình phễu, màu phớt hồng, tràng hoa hình sao lồi 5 cánh, đài hoa hình ống có 5 khía.

- Quả là loại quả nang, mỗi quả thường có 2 ô và chứa khoảng 2000 - 4000 hạt. Trung bình một cây có khoảng 100 - 400 quả. Kích thước hạt nhỏ, gồm phôi, nội nhũ và vỏ hạt.

Về thành phần hóa học, cây có chứa nhiều loại axit hữu cơ, trong đó có L-malic, một axít mang tên axit nicotinic. Ngoài ra còn có một số thành phần như caroten, betaine, asparagine, isoamylamine, pectin, tanin, chất gôm, các chất nhựa, các chất thơm, một hỗn hợp parafin, tinh dầu. Đặc biệt, trong hạt cây có chứa nhiều nước, cellulose, protein nguyên, axit citric, các axit malic, fumaric và dầu hạt có nhiều các thành phần oleic, linoleic, axit palmitic, stearic và các vitamin giúp cây mang lại lợi ích chữa bệnh đối với người dùng.

3. Công dụng chữa bệnh của cây thuốc lá

Hút thuốc lá thật nguy hiểm, nhưng không thể phủ nhận được rằng cây thuốc lá mang đến giá trị kinh tế cao và có nhiều tác dụng bất ngờ đối với cuộc sống của con người trong đó có công dụng chữa bệnh:

3.1 Cây thuốc lá: Trị tiểu đường và viêm khớp

Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Italia cho biết, loại cây này có thể được dùng làm phương thuốc điều trị căn bệnh tiểu đường và viêm khớp. Trong lá của cây có chứa số lượng lớn interleukin-10. Đây là loại chất có tác dụng chống viêm và miễn dịch. Bệnh nhân có thể dùng trực tiếp loại lá này để điều trị bệnh mà không cần qua tinh chế hay chiết xuất.  

Nhóm các nhà khoa học Italia đã làm thí nghiệm với các chú chuột. Họ cho những chú chuột bị bệnh viêm khớp ăn lá cây và thấy rằng sức khỏe của chúng dần được cải thiện. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để tìm cách chữa trị viên khớp và tiểu đường bằng cách cho bệnh nhân dùng kết hợp loại lá này với các thuốc bổ trợ khác.

CAY THUOC LA khac tinh cua ung thu, tri tieu duong va viem khop
Cây thuốc lá: Trị tiểu đường và viêm khớp

3.2 Cây thuốc lá: khắc tinh của ung thư

Các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Y khoa Jefferson đã thành công trong việc dùng cây để sản xuất những kháng thể đơn dòng, có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này cho phép tạo ra những kháng thể tiêu diệt khối u với chi phí thấp nhất và có thể được áp dụng ở người trong tương lai.

Kháng thể là những protein, gamma-globulin được sản xuất bởi hệ miễn dịch. Chúng có đặc tính là nhận dạng và đặc biệt kết nối với kháng nguyên (một cấu trúc hóa học bổ sung). Các tế bào khối u chứa những kháng nguyên trên bề mặt nên từ cây thuốc lá có thể sản xuất những kháng thể đặc thù chống lại những kháng nguyên này. Nhưng cho tới nay cách này rất tốn thời gian và đắt tiền.

Hiện tại các nhà khoa học đã dùng các bộ phận của cây để sản xuất những kháng thể tiêu diệt tế bào ung thư ruột già ở người. Để kiểm tra tính hiệu quả của những kháng thể này, họ đã cấy những khối u ở những con chuột, sau đó tiêm kháng thể globulin cho chúng. Các kết quả đầu tiên cho thấy sự phát triển của khối u đã bị ức chế tương tự như cách của những kháng thể được sản xuất bởi loài chuột. Giai đoạn tiếp theo sẽ là thử nghiệm ở người để đưa ra kết luận chính thức cho việc sản xuất thuốc.

CAY THUOC LA khac tinh cua ung thu, tri tieu duong va viem khop
Hiện tại các nhà khoa học đã dùng các bộ phận của cây thuốc lá để sản xuất những kháng thể tiêu diệt tế bào ung thư ruột già ở người. (Ảnh minh hoạ)

3.3 Chống bệnh dại bằng cây thuốc lá biến đổi gen

Các nhà khoa học Anh và Mỹ đã bổ sung thành công ADN mã hoá kháng thể chống bệnh dại ở người vào cây sản xuất thuốc lá. Thử nghiệm cho thấy kháng thể từ cây thuốc lá chuyển gen chịu lạnh này rất có hiệu quả trong việc chống virus gây bệnh.

Virus gây bệnh dại được truyền sang người qua vết cắn của động vật nhiễm bệnh. Chúng có thể “ngủ yên” trong nhiều tuần hoặc hàng năm trước khi gây tử vong cho con người. Bác sĩ chỉ có thể ngăn chặn virus bệnh dại bằng các kháng thể lấy từ ngựa hoặc người đã nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, kháng thể từ ngựa có thể gây phản ứng bất lợi và quá trình phân lập kháng thể từ người rất tốn kém. Vì thế kháng thể chống bệnh dại thiếu rất nhiều. Các chuyên gia cho rằng, sản xuất kháng thể an toàn, rẻ tiền từ thực vật sẽ rất hữu ích trong công tác phòng bệnh sau khi bị động vật mang virus dại cắn. Mỗi năm trên thế giới có hơn 10 triệu người nhận được các protein miễn dịch này, hay còn được gọi là globulin miễn dịch, nhằm ngăn ngừa bệnh dại.

Ban đầu, kháng thể do cây thuốc lá chuyển đổi gen tạo ra có thể vô hiệu hóa virus gây bệnh dại trong các tế bào của chuột tại phòng thí nghiệm. Sau đó, khi tiêm virus gây bệnh vào cơ thể của chuột đồng, chúng có hiệu quả không kém gì globulin miễn dịch từ người hoặc động vật có vú và đặc biệt không gây phản ứng bất lợi hoặc dị ứng.

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị bệnh dại. Do vậy, phòng bệnh ngay sau khi bị động vật nhiễm virus dại cắn có ý nghĩa sống còn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra lời khuyên: người bị động vật dại cắn nên tiêm kháng thể trong vòng vài giờ cho dù họ đã được tiêm vaccine phòng dại trước đó. Nguyên nhân là vì vaccine phải mất một thời gian lâu hơn nhiều mới có thể tấn công virus gây bệnh dại trong cơ thể. Các bác sĩ hy vọng kháng thể từ cây thuốc lá được chuyển đổi gene sẽ an toàn và hiệu quả ở người.

Thùy Dương

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Dinh dưỡng

Làm đẹp

Gia đình khỏe