Rau má thường được dùng để làm hạ sốt, làm món ăn hàng ngày, giải khát, mát cơ thể… Tuy nhiên, tác dụng mà nhiều người không biết đến đó là có thể chữa được bệnh gan. Vì rau má có tính mát nên nó giúp giải độc gan vô cùng hiệu quả mà an toàn cho cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh gan
Do rượu bia:
Gan bị ảnh hưởng lớn trước tác hại cuả rượu bia vì 90% lượng rượu bia được chuyển hóa ở gan khi vào cơ thể được. Rượu có thể gây ra 3 loại bệnh về gan: gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Các bệnh này thường xảy ra theo chuỗi nối tiếp nhau đầu tiên là gan nhiễm mỡ.
Nếu dừng uống rượu thì bệnh có thể dừng ở giai đoạn này còn Tiếp tục uống rượu sẽ dẫn đến viêm gan, xơ gan và về lâu dài từ nền các tế bào gan bị xơ hóa sẽ dẫn đến ung thư gan sẽ phát triển.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì khoảng 71,7% nam giới Việt Nam bị xơ gan do uống nhiều rượu bia .
Sử dụng thực phẩm không an toàn:
Gan có vai trò chuyển hóa các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bị ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại, thức ăn không đảm bảo vệ sinh… là những nguyên nhân “thầm lặng” làm chức năng gan bị suy giảm.
Một khi gan bị tổn thương thì sẽ khó tránh khỏi dễ dẫn đến các bệnh men gan cao, viêm gan, xơ gan.
|
Ảnh minh họa |
Môi trường ô nhiễm:
Có nhiều chất hóa học từ môi trường ô nhiễm đọng trong gan. Trong cơ thể, gan có nhiệm vụ quan trọng là giải độc và thải trừ chất độc.
Nếu bạn làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, khói thuốc hay sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khí thải, chất thải độc hại… gan sẽ phải hoạt động gấp nhiều lần bình thường. Lâu dần sẽ làm cho tế bào gan bị tổn thương, chức năng giải độc bị suy giảm. Khi gan bị tổ thương và giảm chức năng thì đây là cơ hội để các bệnh về gan phát triển.
Công dụng của rau má
Rau má còn có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc cách gọi của từng vừng miền như liên tiền thảo, địa tiền thảo, đại diệp kim tiền thảo, hồ quả thảo, tích tuyết thảo…
Trong dân gian thường sử dụng rau má để ăn giúp làm mát, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể rất tốt và thường được dùng dưới dạng nấu canh hoặc uống nước ép (xay). Ngoài công dụng này, rau má còn được dùng như một vị thuốc chữa bệnh. Dùng rau má giúp hạ sốt rất hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền, rau má có tính mát, vị hơi đắng, không độc có tác dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm… thường được dùng để chữa bệnh viêm gan hoàng đản, ngứa, rôm sảy, thanh nhiệt, mụn nhọt, bệnh máu cam, sốt…
Chính nhờ đặc tính mát, giải độc cơ thể hiệu quả, rau má được dùng để chữa các bệnh về gan như bệnh viêm gan, giúp giải độc gan, làm mát gan rất tốt.
Rau má chữa bệnh gan như thế nào?
Rau má là nguyên liệu rất dễ kiếm, dễ mua ngoài chợ, các bạn có thể tận dụng dùng để chế biến món ăn hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác làm bài thuốc chữa bệnh gan theo các cách sau:
Cách 1: Dùng nước ép rau má
Bạn lấy rau má tươi đem rửa sạch, sau đó đem xay nhuyễn hoặc giã nát lấy nước uống thay nước uống hàng ngày. Nước ép rau má có tác dụng giúp thanh nhiệt, giảm mụn nhọt, rôm sảy, chữa bệnh viêm gan hoàng đản…
|
Ảnh minh họa |
Với các này, các bạn chỉ nên dùng rau má với lượng vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ như đi tiểu nhiều gây ảnh hưởng tới giấc ngủ hoặc gây cảm giác chán ăn…
Cách 2: Bài thuốc từ rau má và râu ngô
Rau má (lấy cả dây gồm rễ và lá) 50g, râu ngô 20g đem rửa thật sạch, cho vào nồi cùng với khoảng 1.000ml nước, đun sôi cho tới khi còn khoảng 30ml, chia đều uống 2 lần/ ngày. Bài thuốc này có tác dụng làm mát, giải độc gan, chữa da vàng sạm… Người bệnh nên uống liên tục trong 30 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Cách 3: Dùng rau má và đường phèn
Bạn lấy 150g rau má tươi, rửa sạch, đem nấu với 500ml nước, đun đến khi còn lại 250 ml, pha thêm một chút đường phèn. Chia đều uống 3 lần/ ngày khi đói bụng có tác dụng chữa bệnh viêm gan virus cấp tính, thanh nhiệt làm mát cơ thể…
Dùng rau má chữa bệnh rất lành tính, mang lại hiệu quả cao và đơn giản. Người bệnh nên kiên trì áp dụng kết hợp với việc thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý sẽ tốt cho tình trạng bệnh.
Các bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe và tình trạng bệnh thường xuyên để nắm bắt và có phương pháp điều chỉnh chữa trị phù hợp.
Đào Trần