Nếu bạn thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ốm đau vặt triền miên mà không rõ nguyên nhân thì rất có thể là bạn đang thiếu kẽm. Về lâu dài sẽ gây một số bệnh nặng hơn và suy giảm chức năng hệ miễn dịch.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu kẽm là một trong những yếu tố gây bệnh tật hàng đầu ở các nước kém phát triển, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ.
Kẽm đóng vai trò gì?
Kẽm giữ chức năng quan trọng giúp kích thích tăng trưởng ở trẻ em, kẽm vừa là cấu trúc vừa tham gia vào duy trì chức nằg của hàng loạt các cơ quan quan trọng.
Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể con người. Nó kích thích một số enzyme và đóng vai trò nổi bật trong việc tổng hợp protein, phân chia tế bào và kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường.
Đồng thời giúp đánh bay mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ngăn ngừa ung thư, duy trì mức hormone, điều trị cảm lạnh thông thường, chữa lành vết thương. Thiếu kẽm dẫn đến nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
Một số triệu chứng thường gặp khi cơ thể thiếu kẽm ở trẻ nhỏ
Đối với trẻ em, kẽm liên quan đến vấn đề rối loạn giấc ngủ của trẻ, ảnh hưởng xấu đến tinh thần trẻ nhỏ khiến trẻ dễ nổi cóc và quấy khóc.
Nguyên nhân là do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.
Thiếu kẽm còn ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác của trẻ nhỏ, dẫn đến biếng ăn, từ đó gây còi xương, chậm phát triển chiều cao
Một số triệu chứng thường gặp khi cơ thể thiếu kẽm ở người lớn
Rụng tóc: Các tế bào trên da đầu cần được cung cấp đủ lượng kẽm để giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt. Do vậy, tình trạng rụng tóc có thể đến từ nguyên nhân thiếu kẽm.
Mụn trứng cá: Một nghiên cứu trên tờ Journal of the Turkish Academy of Dermatology cho thấy 54% số người bị mụn trứng cá có mức kẽm thấp. Và nhiều sản phẩm trị mụn với thành phần chứa kẽm, bởi khả năng chống viêm và giảm dầu thừa trên da mặt, một tác nhân gây mụn trứng cá.
Suy giảm thị lực: Kẽm được tìm thấy rất nhiều trong võng mạc, bởi kẽm giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc và tạo ra các sắc tố bảo vệ mắt. Nếu bạn thấy mắt mờ, và hay mỏi mắt thì cần bổ sung kẽm ngay.
Xương yếu, hay nhức mỏi: Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bổ sung canxi là xương chắc khỏe, nhưng kẽm cũng là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương, nhờ chức năng của nó trong tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như thay mới ollagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh.
Chán ăn: Kẽm sẽ quyết định khứu giác và vị giác của bạn rất nhiều. Nếu bạn thường xuyên thấy chán ăn và ăn uống kém hãy bổ sung kẽm ngay vì kẽm kích thích một khu vực trong não kiểm soát lượng thức ăn bạn tiêu thụ.
Mắc một số bệnh mãn tính: Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc răng cường sức khỏe miễn dịch, thiếu kẽm như việc nhà bạn thiếu đi bức tường rào và dễ bị tấn công bởi bệnh dịch, viêm nhiễm trong đó bao gồm các bệnh như tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer, rối loạn thần kinh, bệnh tự miễn.
Bổ sung kẽm cho cơ thể
Khi được chẩn đoán thiếu kẽm dựa vào lâm sàng, kết hợp với việc làm xét nghiêm kẽm trong máu, nước tiểu, tóc và enzym phophatase kiềm.
Kẽm trong máu bình thường ở mức 100 microgam/100ml, được coi là thiếu khi ở mức bằng hay thấp hơn 70 microgam/100ml.
Khi được xác định là thiếu kẽm hãy bổ sung bằng 2 hình thức dưới đây:
1. Bổ sung kẽm bằng thực phẩm
Ăn hàu: Một con hàu cỡ vừa chứa đến 5.3mg kẽm. Loại hải sản có vỏ này còn dồi dào protein cùng các dưỡng chất và vitamin khác như vitamin C, vitamin B-12, sắt và selen. Ăn hàu còn giúp bạn tăng khả năng “yêu”.
Ăn tôm và cua: Tôm hùm và cua rất giàu kẽm. Một số loại cá như cá sardine, cá hồi, cá bơn cũng có kẽm nhưng ít hơn. Ăn nhiều hải sản rất tốt cho sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng.
Thịt bò, lợn, gà không chỉ cung cấp protein mà còn giúp bạn bổ sung kẽm. Tốt nhất hãy ăn thịt nạc, bỏ mỡ và da. Chỉ với 85 g, ức gà sẽ đem đến cho bạn 0,9 mg kẽm. Trứng cũng là nguồn kẽm đáng lưu ý. Một quả trứng to có chứa 0,6 mg dưỡng chất quan trọng này.
Các loại đậu sẽ cung cấp kẽm cho cơ thể và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác. Chúng đều là những loại thực phẩm ít calo, giàu protein cùng vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Các loại hạt cũng là nguồn kẽm tuyệt vời. Hạt bí, hạt điều, đậu phộng và hạt chia đều rất tốt. Bạn có thể ăn không những loại hạt này hoặc ăn cùng sữa chua ít béo.
Sữa và sữa chua, sôcôla cũng là những thực phẩm tốt chứa nhiều kẽm.
2. Bổ sung kẽm bằng thuốc
Nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, người có thai cho con bú (cần xác định mức độ thiếu kẽm). Bổ sung các thuốc có chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm); uống sau ăn 30 phút; thời gian bổ sung là 2-3 tháng.
Chữa các bệnh gây thiếu kẽm trước khi bổ sung (ví dụ bệnh rối loạn đường tiêu hóa).
Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6, C và phospho vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm.
Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.
Thu Hương
Theo tạp chí Sống Khỏe