Hợp tác quảng cáo

Nhiễm virus HPV có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh nguy hiểm, đây là những điều cần biết khi chẳng may nhiễm loại virus này

Nhiễm HPV là một trong những tình trạng nhiễm trùng đường tình dục phổ biến. Có hơn 100 loại virus gây u nhú ở người (HPV). Một số loại nhiễm trùng HPV gây ra mụn cóc, và một số khác có thể gây ra các loại ung thư nguy hiểm. Hãy cùng Sức khoẻ Gia đình tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhiễm virus HPV cũng như cách phòng ngừa và điều trị tình trạng này ở bài viết dưới đây!

1. Nhiễm virus HPV là gì?

Nhiem virus HPV co the dan den hang loat cac benh nguy hiem, day la nhung dieu can biet khi chang may nhiem loai virus nay

HPV (tên tiếng Anh là Human Papillomavirus) là virus phổ biến gây u nhú ở người.

Virus HPV là một trong những virus lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất. Nó phổ biến đến mức mà các đối tượng quan hệ tình dục dù là nam hay nữ đều bị lây nhiễm ít nhất 1 lần trong đời. Có khoảng 79 triệu người Mỹ, hầu hết là ở cuối độ tuổi teen và tầm ngoài 20 tuổi, hiện đang bị nhiễm HPV, và các bác sĩ chẩn đoán khoảng 14 triệu trường hợp mới mỗi năm.

Có nhiều loại HPV khác nhau. Trong đó có một số loại có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như mụn cóc ở cơ quan sinh dục và ung thư cơ quan sinh dục. Mỗi năm, khoảng 19.400 phụ nữ và 12.100 nam giới ở Mỹ mắc bệnh ung thư bắt nguồn từ HPV. Tuy vậy, có vaccine đề phòng chống sự lây nhiễm này.

2. Triệu chứng khi nhiễm virus HPV

Trong hầu hết các trường hợp, hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn đánh bại nhiễm trùng HPV trước khi nó tạo ra mụn cóc. Tuy nhiên, khi bệnh xuất hiện, chúng có nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào loại virus HPV bạn mắc phải:

Mụn cóc sinh dục 

Chúng xuất hiện dưới dạng các tổn thương phẳng, các vết sưng nhỏ giống súp lơ hoặc các vết lồi nhỏ giống như thân cây. Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục chủ yếu xuất hiện trên âm hộ nhưng cũng có thể xuất hiện gần hậu môn, trên cổ tử cung hoặc trong âm đạo.

Ở nam giới, mụn cóc sinh dục xuất hiện trên dương vật và bìu hoặc xung quanh hậu môn. Mụn cóc sinh dục hiếm khi gây khó chịu hoặc đau đớn, nhưng chúng có thể ngứa hoặc cảm thấy mềm khi chạm vào.

Mụn cóc thông thường 

Nhiem virus HPV co the dan den hang loat cac benh nguy hiem, day la nhung dieu can biet khi chang may nhiem loai virus nay

Mụn cóc có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể.

Mụn cóc thông thường xuất hiện dưới dạng những nốt sần sùi, gồ lên và thường xuất hiện trên bàn tay và ngón tay. Trong hầu hết các trường hợp, mụn cóc thông thường chỉ gây mất thẩm mỹ, nhưng chúng cũng có thể gây đau đớn hoặc dễ bị thương hoặc chảy máu.

Mụn cóc Plantar 

Mụn cóc Plantar là những mụn cứng, sần sùi, thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân. Những mụn cóc này thường gây khó chịu.

Mụn cóc phẳng 

Mụn cóc phẳng là những tổn thương có đầu phẳng, hơi nhô cao. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, nhưng trẻ em thường mắc ở mặt và nam giới có xu hướng mắc ở vùng râu. Phụ nữ có xu hướng có được chúng ở chân.

Virus HPV và ung thư cổ tử cung

Gần như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do nhiễm virus HPV, nhưng ung thư cổ tử cung có thể mất 20 năm hoặc lâu hơn để phát triển sau khi bị nhiễm virus HPV. Nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không gây ra các triệu chứng đáng chú ý. Tiêm vắc xin phòng ngừa nhiễm HPV là cách bảo vệ tốt nhất của bạn khỏi ung thư cổ tử cung.

Bởi vì ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không gây ra các triệu chứng, nên điều quan trọng là phụ nữ phải kiểm tra tầm soát thường xuyên để phát hiện bất kỳ thay đổi tiền ung thư nào ở cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư. Các hướng dẫn hiện tại khuyến cáo rằng phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap (hay còn gọi là phết tế bào cổ tử cung hay xét nghiệm tầm soát tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung) ba năm một lần.

Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi nên tiếp tục làm xét nghiệm Pap ba năm một lần hoặc năm năm một lần nếu họ đã làm xét nghiệm DNA HPV. Phụ nữ trên 65 tuổi có thể ngừng xét nghiệm nếu họ đã làm ba xét nghiệm Pap bình thường liên tiếp hoặc hai xét nghiệm HPV DNA và Pap không có kết quả bất thường.

3. HPV lây lan như thế nào?

Bạn có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người bị nhiễm virus. Bệnh thường lây lan trong quá trình quan hệ tình dục qua âm đạo hoặc hậu môn. HPV có thể bị lây lan ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu hay triệu chứng gì.

Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị HPV, ngay cả khi bạn chỉ ân ái với một người. Bạn cũng có thể bị những triệu chứng nhiều năm sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Do đó rất khó để biết bạn bị nhiễm bệnh lần đầu vào lúc nào.

4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV

Nhiễm trùng HPV rất phổ biến. Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HPV bao gồm:

- Số lượng bạn tình: Bạn càng có nhiều bạn tình, bạn càng có nhiều khả năng bị nhiễm HPV sinh dục. Quan hệ tình dục với người có nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Tuổi: Mụn cóc thông thường chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Mụn cóc sinh dục xảy ra thường xuyên nhất ở thanh thiếu niên và thanh niên.

- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có nguy cơ nhiễm HPV cao hơn. Hệ thống miễn dịch có thể bị suy yếu do HIV/AIDS hoặc do các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch được sử dụng sau khi cấy ghép nội tạng.

- Da bị tổn thương: Những vùng da bị đứt hoặc bị rách sẽ dễ phát triển các mụn cóc thông thường hơn.

- Tiếp xúc cá nhân: Chạm vào mụn cóc của ai đó hoặc không có đồ bảo vệ trước khi tiếp xúc với các bề mặt đã tiếp xúc với HPV - chẳng hạn như vòi hoa sen công cộng hoặc hồ bơi - có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.

5. HPV có gây ra những vấn đề về sức khỏe không?

Trong phần lớn trường hợp, HPV sẽ tự khỏi và không gây ra bất cứ vấn đề nào về sức khỏe. Khi HPV không khỏi thì nó có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như mụn rộp và ung thư.

Mụn rộp thường trông giống như cục u nhỏ hay một nhóm cục u ở vùng sinh dục. Những cục u này có thể nhỏ hay lớn, nhô lên hay dẹt, hoặc có hình dạng như bông cải. Ngoài ra, một số loại virus HPV gây ra các tổn thương trên lưỡi, amidan, vòm miệng mềm hoặc trong thanh quản và mũi.

6. HPV có gây ung thư không?

Nhiem virus HPV co the dan den hang loat cac benh nguy hiem, day la nhung dieu can biet khi chang may nhiem loai virus nay

Đa số các trường hợp ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ virus HPV.

HPV có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung và những loại ung thư khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hay hậu môn. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan (gọi là ung thư miệng họng).

Bệnh ung thư thường xảy ra hàng năm, kể cả hàng chục năm, sau khi bị nhiễm HPV. Các loại HPV có thể gây mụn sinh dục không giống như loại HPV có thể gây ung thư.

Không có cách nào để biết người nhiễm HPV nào sẽ bị ung thư hoặc gặp phải những vấn đề về sức khỏe khác. Người có hệ miễn dịch yếu (bao gồm cả những người bị HIV/AIDS) có thể ít có khả năng khỏi bệnh HPV. Và họ có thể gặp phải cả những vấn đề về sức khỏe khác do ảnh hưởng của HPV.

7. Biện pháp phòng ngừa 

Mụn cóc thông thường

Rất khó để ngăn ngừa HPV gây ra mụn cóc thông thường. Nếu bị mụn cóc thông thường, bạn có thể ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng và hình thành mụn mới bằng cách không ngoáy mụn và không cắn móng tay.

Mụn cóc Plantar

Để giảm nguy cơ lây nhiễm virus HPV gây ra mụn cóc, hãy đi giày hoặc dép trong các hồ bơi công cộng và phòng thay đồ.

Mụn cóc sinh dục

Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển mụn cóc sinh dục và các tổn thương sinh dục khác liên quan đến HPV bằng cách:

- Đang trong mối quan hệ tình dục chung thủy một vợ một chồng

- Giảm số lượng bạn tình

- Sử dụng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HPV

Tiêm vaccine HPV

Thực hiện tiêm đủ liều vắc xin HPV là giải pháp an toàn và hiệu quả trong ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Để vắc xin có thể phát huy công dụng tối đa, nên thực hiện tiêm trước khi tiếp xúc với virus. Theo tổ chức CDC khuyến cáo, tất cả mọi đối tượng đều nên thực hiện tiêm vắc xin HPV trong độ tuổi từ 9 đến 14.

Một khi bị nhiễm HPV, vắc xin có thể không hiệu quả hoặc hoàn toàn không có tác dụng. Ngoài ra, ở lứa tuổi trẻ hơn, phản ứng với vắc xin cũng tốt hơn so với lứa tuổi lớn hơn. Tuy nhiên, nếu được tiêm trước khi bị nhiễm bệnh, vắc xin này có thể ngăn ngừa hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung.

CDC hiện khuyến cáo rằng tất cả trẻ 11 và 12 tuổi nên tiêm hai liều vắc xin HPV cách nhau ít nhất sáu tháng, thay vì lịch ba liều được khuyến cáo trước đây. Thanh thiếu niên từ 9 đến 10 tuổi và thanh thiếu niên từ 13 đến 14 tuổi cũng có thể tiêm chủng theo lịch trình hai liều đã cập nhật. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lịch trình hai liều có hiệu quả đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

Những người ở độ tuổi từ 15 đến 26 chưa tiêm vắc xin nên được tiêm ba liều.

CDC hiện khuyến nghị tiêm phòng HPV cho tất cả những người chưa được tiêm phòng đầy đủ từ 26 tuổi trở lên.

8. Có thể chữa được khi bị nhiễm HPV và các bệnh do HPV gây nên không?

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho virus HPV. Tuy nhiên, một số liệu pháp được dùng điều trị các bệnh gây ra bởi HPV

- Bệnh mụn cóc: các phương pháp vật lý (đốt laser, hoặc đốt điện, áp lạnh) và các thuốc bôi tại chỗ, nhưng dễ tái phát, chưa có biện pháp nào triệt hoàn toàn tận gốc. Nếu không được điều trị, các mụn cóc có thể tự biến mất, có thể giữ nguyên, hoặc có thể phát triển cả về số lượng và kích cỡ

- Bệnh ung thư cổ tử cung: có thể điều trị được. Những phụ nữ định kỳ làm xét nghiệm Pap có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh.

- Các ung thư khác: có thể điều trị được khi được chẩn đoán và phát hiện sớm.

Hy vọng qua bài viết, chúng ta đã có những thông tin bổ ích, cần thiết về vấn đề nhiễm virus HPV. Từ đó, quan tâm tới sức khoẻ của bản thân hơn trước khi quá muộn.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Dinh dưỡng

Làm đẹp

Gia đình khỏe